(Baothanhhoa.vn) - Bước sang năm 2021, nhiều ngành sản xuất công nghiệp tiếp tục chịu tác động do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, với việc thực hiện các giải pháp thích ứng thị trường và các kịch bản linh hoạt trong kết nối cung cầu, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn đạt mức tăng trưởng khá. Công nghiệp vẫn tiếp tục là ngành đóng góp chủ đạo trong tăng trưởng GRDP của tỉnh.

“Bức tranh” sáng trong thực hiện “mục tiêu kép”: Sản xuất công nghiệp bứt phá trong bối cảnh khó khăn

Bước sang năm 2021, nhiều ngành sản xuất công nghiệp tiếp tục chịu tác động do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, với việc thực hiện các giải pháp thích ứng thị trường và các kịch bản linh hoạt trong kết nối cung cầu, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn đạt mức tăng trưởng khá. Công nghiệp vẫn tiếp tục là ngành đóng góp chủ đạo trong tăng trưởng GRDP của tỉnh.

“Bức tranh” sáng trong thực hiện “mục tiêu kép”: Sản xuất công nghiệp bứt phá trong bối cảnh khó khănSản xuất xi măng tăng trưởng 17,1%. Trong ảnh: Vận chuyển xi măng đi tiêu thụ tại Công ty CP Vicem Bỉm Sơn. Ảnh: Minh Hằng

Tin liên quan:

Theo số liệu từ Cục Thống kê tỉnh, 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn ước đạt 13,91%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cũng tăng tới 15,93% so với cùng kỳ. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh nhiều chuỗi cung cầu hàng hóa sản xuất công nghiệp bị gián đoạn do nguyên liệu sản xuất khan hiếm và tăng cao, thị trường tiêu thụ có nhiều biến động. Trong đó, nhiều sản phẩm công nghiệp ghi nhận sản lượng tăng mạnh so với cùng kỳ, như: thép các loại tăng gấp 2,6 lần, dầu ăn tăng 2,1 lần, giày thể thao tăng 29,1%, thức ăn gia súc tăng 27,1%, đường kết tinh tăng 25,1%...

Đánh giá của Sở Công Thương cho thấy, sở dĩ sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng khá ổn định là do sự đóng góp cao của một số sản phẩm công nghiệp cung ứng cho hoạt động đầu tư, xây dựng ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh COVID-19, như: gạch xây, thép Nghi Sơn, xi măng, clinker tiêu thụ... tăng do nhu cầu xây dựng trên địa bàn tăng; giày da, may mặc tăng trưởng ổn định do các doanh nghiệp (DN) đều duy trì tốt các đơn hàng xuất khẩu, lực lượng lao động ổn định; dầu thực vật, đường, thức ăn gia súc, thủy sản chế biến, điện tăng... do nhu cầu tiêu dùng tăng cao; sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cũng sản xuất ổn định, nhất là các sản phẩm OCOP có chất lượng, mẫu mã hàng hóa đang ngày càng được cải tiến.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo đang đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp. Nắm bắt cơ hội dòng vốn đầu tư nước ngoài có sự dịch chuyển vào Việt Nam, nhiều DN thuộc nhóm hàng này đã nhanh nhạy, linh hoạt chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm, tăng cường xúc tiến, hợp tác thương mại với các đối tác nước ngoài để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu.

Tại Công ty TNHH KCT Hồng Phát, Khu Công nghiệp Lễ Môn, TP Thanh Hóa, xác định bối cảnh dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất truyền thống và nắm bắt nhu cầu thị trường, đơn vị đã linh hoạt chuyển đổi hoàn toàn từ mặt hàng thép kết cấu sang sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng đồ gia dụng, đáp ứng nhu cầu của thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản. Với lượng đơn hàng lớn, dài hạn, nên nửa đầu năm 2021, đơn vị này đã tập trung máy móc, nhân lực, mở rộng các nhà máy vệ tinh và đầu tư thêm trang thiết bị để bảo đảm sản xuất, tiến độ giao hàng cho đối tác. 6 tháng đầu năm, sản lượng hàng hóa xuất khẩu của công ty tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ. Ông Đỗ Mạnh Hiệp, Phó Giám đốc Công ty TNHH KCT Hồng Phát, cho biết: Trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19 kéo dài, công ty đã có những giải pháp kịp thời để giải quyết khó khăn, bảo đảm việc làm cho người lao động và đủ cung ứng hàng hóa xuất khẩu theo đơn hàng đối tác đã đặt. Mục tiêu của đơn vị là vừa sản xuất hiệu quả, vừa phòng chống dịch bệnh tốt. Công ty cũng đang tiếp tục cơ cấu, bổ sung các mặt hàng, đáp ứng đa dạng nhu cầu của thị trường, nhất là các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc mà đơn vị hướng tới; đồng thời, xây dựng những lộ trình ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho hoạt động sản xuất, thích ứng với từng bối cảnh kịch bản xảy ra.

May mặc là ngành sản xuất chịu tác động lớn bởi dịch bệnh COVID-19, tuy nhiên, để chủ động thích ứng với các tình huống khó khăn đã được định hình từ trước, các DN may mặc đã nỗ lực kết nối, tìm kiếm thị trường, chuyển đổi mô hình sản xuất. Bên cạnh việc tìm kiếm thêm các thị trường thuận lợi tiêu thụ các mặt hàng truyền thống, trong năm 2021, nhiều DN cũng đã chủ động chuyển đổi lĩnh vực sản xuất sang các loại hàng hóa dễ tiêu thụ, phù hợp với nhu cầu làm việc tại nhà để đa dạng thị trường và cân đối việc làm, thu nhập cho người lao động. 6 tháng đầu năm 2021, đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng khá ổn định của ngành sản xuất may mặc, giày da. Trong đó, riêng ngành sản xuất giày da tăng tới 39,1%, đạt 66% kế hoạch năm. Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Thanh Hóa, cho biết: Sự linh hoạt, nhanh nhạy trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng đã giúp các DN thích ứng và đứng vững được trong hoàn cảnh khó khăn. Nhờ hợp tác được với những khách hàng lớn, nhiều DN có điều kiện tập trung thúc đẩy sản xuất và triển khai thêm kế hoạch mới ngay từ những tháng đầu năm. Đến nay, nhiều DN may mặc đã có đơn hàng đủ sản xuất đến hết quý III, thậm chí quý IV năm 2021.

Lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản cũng có nhiều tín hiệu khởi sắc trong 6 tháng đầu năm. Tại Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm, đơn vị xuất khẩu được 7,5 triệu USD, đạt 100% so với kế hoạch đặt ra. Bà Trịnh Thị Cúc, giám đốc công ty, cho biết: Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 tại một số thị trường chủ đạo của công ty như châu Âu, Mỹ đã được khống chế một phần. Đây là điều kiện thuận lợi để đơn vị đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu trong thời gian tới.

Hiện nay, Sở Công Thương đang tiếp tục chỉ đạo bám sát tình hình sản xuất, kinh doanh của các ngành sản xuất trọng điểm; thường xuyên tiếp xúc, động viên các DN; phân công các phòng chuyên môn bám sát DN, rà soát, theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình khó khăn trong thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của ngành để tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong kế hoạch dài hơn, để nâng cao giá trị ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH tỉnh Thanh Hóa sẽ tập trung phát triển công nghiệp kết hợp hài hòa cả chiều rộng và chiều sâu. Trong đó, chú trọng phát triển chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh nhằm khai thác tối đa lợi thế của tỉnh trong mạng lưới sản xuất vùng duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Hồng và cả nước. Hiện nay, ngành công thương đang xây dựng Đề án “Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”. Trong đề án này, sẽ định hình hướng tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp: lọc hóa dầu, cơ khí chế tạo, luyện kim, năng lượng, chế biến nông sản thực phẩm và một số ngành hàng tiêu dùng, xuất khẩu. Đồng thời, ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ.

Minh Hằng

Bài cuối: Thu ngân sách Nhà nước với nhiều tín hiệu tích cực.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]