(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa xác định đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Theo đó, ngay từ những ngày đầu năm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có các hội nghị, văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương, các chủ đầu tư tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ để thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Bảo đảm tiến độ các dự án và giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thanh Hóa xác định đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Theo đó, ngay từ những ngày đầu năm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có các hội nghị, văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương, các chủ đầu tư tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ để thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Bảo đảm tiến độ các dự án và giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Cầu Sông Lèn trên tuyến đường giao thông ven biển qua huyện Nga Sơn đang được thi công.

Theo số liệu tổng hợp từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 của Thanh Hóa là hơn 10.630 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Trung ương gần 3.522 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương cân đối hơn 7.108 tỷ đồng. Tổng số các dự án có vốn đầu tư công theo kế hoạch năm 2022 trên địa bàn toàn tỉnh là 178 dự án; trong đó, 85 dự án đã hoàn thành, có hoặc chưa có quyết toán; 60 dự án chuyển tiếp và 33 dự án khởi công mới hoặc chuẩn bị đầu tư.

Để các chủ đầu tư và đơn vị thi công có trách nhiệm bảo đảm tiến độ các công trình và giải ngân vốn, từ ngày 21-1-2022, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị 03 quy định mốc thời gian cho từng loại dự án. Theo đó, các dự án đã hoàn thành, có quyết toán hoặc chưa có quyết toán, phải giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2022 trước ngày 31-3. Các dự án chuyển tiếp từ những năm trước sang năm 2022, trước ngày 30-6 phải giải ngân kế hoạch vốn năm 2022 đạt từ 70% trở lên. Đối với các dự án khởi công mới trong những tháng đầu năm 2022 và chuẩn bị đầu tư, trước ngày 30-8 phải hoàn thành giải ngân 60% kế hoạch vốn năm 2022 trở lên. Nếu các chủ đầu tư không hoàn thành tiến độ, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh. Việc giao ngưỡng tiến độ ấy chính là biện pháp gắn trách nhiệm cho thủ trưởng các cơ quan, đơn vị làm chủ đầu tư, gồm các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã. Đến thời điểm giữa tháng 5, đã có 58 dự án hoàn thành giải ngân hết kế hoạch vốn, với số vốn hơn 1.015 tỷ đồng; 119 dự án đang được tiếp tục giải ngân...

Với tổng số 178 dự án nói trên, có 83 đơn vị được giao làm chủ đầu tư; trong đó, 14 chủ đầu tư là các sở, ban, ngành cấp tỉnh, 27 chủ đầu tư là UBND cấp huyện, 35 chủ đầu tư là UBND cấp xã và 7 đơn vị khác. Đến nay, có 51 chủ đầu tư đã giải ngân vốn đạt từ 30% kế hoạch trở lên; trong đó, nhiều chủ đầu tư đã hoàn thành giải ngân 100% vốn, nhiều chủ đầu tư khác cũng đạt tỷ lệ cao so với tỷ lệ giải ngân vốn được giao. Các chủ đầu tư phụ trách 1 dự án như Trường Đại học Hồng Đức, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc, Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, UBND thị trấn Mường Lát và nhiều xã như Sơn Hà (Quan Sơn), Thành Sơn (Quan Hóa), Điền Quang (Bá Thước), Cao Ngọc (Ngọc Lặc)... đã hoàn thành giải ngân 100% vốn. Tính đến thời điểm thống kê vào giữa tháng 5 này, nhiều chủ đầu tư cũng đã tiệm cận mức hoàn thành giải ngân vốn cho các dự án đầu tư, như Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa đạt 98,4%, UBND xã Hà Bắc (Hà Trung) và UBND xã Thiệu Duy (Thiệu Hóa) đều đạt tỷ lệ giải ngân cho dự án được giao đạt 96%...

Tuy nhiên, do có nhiều khó khăn, vướng mắc phát sinh nên đến nay, có 14 chủ đầu tư của 25 dự án, với tổng vốn đầu tư gần 256 tỷ đồng vẫn chưa được giải ngân. Không ít dự án khác có tỷ lệ giải ngân vốn thấp, trở thành áp lực và nỗi lo khó hoàn thành mục tiêu chung toàn tỉnh. Trước tình hình đó, ngày 13-5 vừa qua, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị trực tuyến với các ngành, các địa phương và các chủ đầu tư. Từng chủ đầu tư có dự án và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đang chậm tiến độ phải giải trình nguyên nhân, đưa ra các đề xuất và cam kết đẩy nhanh tiến độ. Đại diện các sở, ngành liên quan và các đại biểu đã có nhiều trao đổi, thảo luận để tháo gỡ những vướng mắc, vì mục tiêu chung toàn tỉnh.

Trên thực tế, phần lớn các dự án đầu tư công là các công trình hạ tầng, trong đó có đường giao thông, công trình thủy lợi, dự án chống sạt lở, tái định cư... Khi đã được phân bổ vốn, nếu các công trình càng hoàn thành sớm để đưa vào sử dụng, sẽ phát huy được hiệu quả nguồn vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Bài và ảnh: Linh Trường


Bài và ảnh: Linh Trường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]