(Baothanhhoa.vn) - Sáng 11-5, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Ngành Thủy sản của tỉnh. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan và một số ngư dân, doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Ngành Thủy sản Thanh Hóa

Sáng 11-5, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Ngành Thủy sản của tỉnh. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan và một số ngư dân, doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Ngành Thủy sản Thanh Hóa

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chủ trì hội nghị.

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Ngành Thủy sản Thanh Hóa

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tại hội nghị.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2021 dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng bằng nhiều giải pháp linh hoạt, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của tỉnh vẫn đạt trên 201 nghìn tấn, tăng 4,6% so với năm 2020, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 4,2%.

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Ngành Thủy sản Thanh Hóa

Đại diện ngư dân TP Sầm Sơn phát biểu tại hội nghị.

Từ đầu năm 2022 đến nay, bên cạnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19, giá nhiên liệu tăng cao, thiếu nguồn lao động làm việc trên tàu cá, thị trường tiêu thu hải sản không ổn định, nguồn thủy sản từ đánh bắt tự nhiên dần khan hiếm… ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động khai thác thủy sản, nhiều tàu cá không hoạt động thường xuyên, ngư dân gặp nhiều khó khăn, sản lượng khai thác 4 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ.

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Ngành Thủy sản Thanh Hóa

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản phát biểu tại hội nghị.

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Ngành Thủy sản Thanh Hóa

Đại diện doanh nghiệp chế biến thủy sản phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Cùng với đó, Ngành Thủy sản Thanh Hóa hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thiếu đồng bộ. Diện tích thủy sản nuôi trồng thủy sản manh mún, sản lượng và năng suất chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Công tác quản lý chất lượng giống, vật tư trong nuôi trồng thủy sản còn hạn chế; thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ để xây dựng vùng nuôi thủy sản nước ngọt tập trung, phát triển nuôi cá lồng trên sông, biển và hồ chứa thủy lợi, thủy điện. Trong chế biến, chủ yếu là sản phẩm thô, thị trường tiêu thụ chủ yếu tiêu thụ nội địa, khả năng cạnh tranh của do anh nghiệp còn hạn chế…

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Ngành Thủy sản Thanh Hóa

Đại diện Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận sâu về các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong công tác đầu tư hạ tầng cảng cá, quản lý tàu cá, hậu cần nghề cá; việc triển khai các ứng dụng khoa học - công nghệ trong khai thác, nuôi trồng thủy sản, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Vấn đề giải quyết đầu ra cho sản phẩm, hỗ trợ sau dịch bệnh, giải quyết vấn đề khan hiếm nguồn lao động có tay nghề…

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Ngành Thủy sản Thanh Hóa

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu kết luận hội nghị.

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đánh giá cao những nỗ lực của Ngành Thủy sản đã gồng mình vượt qua đại dịch và đạt được những kết quả khả quan. Đồng thời, ghi nhận những ý kiến của các đại biểu đã đóng góp tại hội nghị để tháo gỡ khó khăn cho Ngành Thủy sản.

Thời gian qua, Thanh Hóa đã có những chính sách khuyến khích nuôi trồng và khai thác thủy sản, như: Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ lắp đặt hầm bảo quản hải sản trên tàu cá; lắp đặt giám sát hành trình... Tuy nhiên, hiện nay trong khai thác thủy sản đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do nguồn lợi thủy sản cạn kiện, giá xăng dầu tăng, thiếu hụt lao động nghề cá, giá hải sản không ổn định… Đối với vấn đề tàu cá vay vốn theo Nghị định 67, các chủ tàu đã tiên phong trong đóng tàu công suất lớn khai thác xa bờ. Tuy nhiên, sau một thời gian đưa vào hoạt động đa số kém hiệu quả. Nguyên nhân một phần do ngư dân đang từ tàu nhỏ, quy mô khai thác nhỏ chuyển lên tàu lớn, thiếu kinh nghiệm trong điều hành, quản lý, ngoài ra nguồn lợi thủy sản cạn kiện.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, đối với ngư dân phải chấp hành đầy đủ quyền và nghĩa vụ, có trách nhiệm với khoản vay của mình, không trông chờ, ỷ lại Nhà nước. Đối với các ngân hàng xử lý nợ cho chủ tàu theo quy định và không để ngư dân lâm vào cảnh không nhà ở. Những tàu đang khai thác nhưng do nhiều nguyên nhân chưa trả nợ được, các ngân hàng tính toán cơ cấu nợ, tạo cơ hội cho ngư dân tiếp tục phát triển sản xuất, có phương tiện vươn khơi khai thác hải sản.

Các đơn vị Bảo hiểm trên địa bàn tỉnh triển khai gói bảo hiểm thương mại cho các tàu cá, để ngư dân yên tâm bám biển. Các địa phương, đơn vị liên quan huy động nguồn lực nạo vét các luồng lạch, nâng cấp các cảng cá, bến cá và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm ở các cảng cá.

Đối với luồng lạch ra vào Cảng cá Lạch Bạng và sông Lạch Trường, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ Giao thông - Vận tải xem xét. Đề nghị Ban Quản lý dự án nông nghiệp tỉnh đấu mối với các bộ, ngành Trung ương liên quan để sớm triển khai thực hiện.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án nạo vét sông Cung, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp nước cho hang nghìn ha nuôi trồng thủy sản của huyện Hoằng Hóa. Đồng thời, đấu mối với các bộ, ngành Trung ương để huy động nguồn lực triển khai thực hiện nâng cấp các cảng cá và các khu nuôi trồng thủy sản. Ban quản lý 3 cảng cá xây dựng quy hoạch 1/500 và các các hạng mục cần sữa chữa, nâng cấp trước mùa mưa bão, đảm bảo tàu cá ra vào cảng thuận lợi. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương ven biển thống kê nhu cầu đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng để có phương án hỗ trợ đào tạo nghề. Các huyện, thị xã, thành phố rà soát, thống kê tàu cá theo phân cấp quản lý báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 30-5.

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Ngành Thủy sản Thanh Hóa

Đại diện Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với các đơn vị và địa phương ven biển làm tốt công tác quản lý tàu cá ra, vào lạch, tuyệt đối không cho tàu không đủ điều kiện ra khơi.

Đối với lĩnh vực nuôi trồng, giao Ngành Nông nghiệp tổ chức hội nghị sơ kết nuôi trồng thủy sản, để có giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGAP, hướng tới xuất khẩu.

Các huyện, thị xã, thành phố ven biển đẩy mạnh xây dựng sản phẩm OCOP về thủy sản, để nâng cao giá trị sản phẩm và đời sống ngư dân.

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]