(Baothanhhoa.vn) - Sáng 22-3, tại TP Thanh Hoá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2022.

Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2022

Sáng 22-3, tại TP Thanh Hoá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2022.

Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2022

Đồng chí Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT và đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Các đồng chí: Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đồng chủ trì hội nghị. Tham dự trực tiếp có đại diện lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh; 28 tỉnh, thành phố ven biển tham dự theo hình thức trực tuyến.

Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2022

Đại diện Tổng cục Thủy sản báo cáo tại hội nghị

Báo cáo tại hội nghị, Tổng Cục Thủy sản cho biết toàn quốc có 91.716 tàu cá, trong đó có 42.642 tàu có chiều dài từ 6 đến dưới 12 m; 18.683 tàu cá từ 12-15 m; 27.763 tàu cá từ 15 đến dưới 24 m và 2.628 tàu trên 24 m… Đến hết tháng 2-2022 đã có 24/28 tỉnh, thành phố ven biển thực hiện xong việc xác định hạn ngạch khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng với 84.655 giấy phép.

Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2022

Toàn cảnh hội nghị.

Trong năm 2021 nhờ thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quản lý tốt hạn ngạch về giấy phép khai thác thủy sản, tổng số tàu khai thác thủy sản giảm 3,07%, trong đó tàu xa bờ giảm 2,9%. Các chỉ tiêu về sản xuất đều đạt kế hoạch, nhất là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm khai thác tăng 0,9%. Công tác ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) được phía Ủy ban Châu Âu (EC) đánh giá cao, ghi nhận sự cam kết, quyết tâm chính trị và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai các giải pháp chống khai thác IUU.

Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2022

Đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tham luận tại hội nghị.

Năm 2022 được xem là năm bản lề cho việc triển khai phát triển ngành khai thác thủy sản bền vững, khi một loạt các quy hoạch, chương trình, đề án liên quan đến lĩnh vực khai thác thủy sản được Chính phủ phê duyệt. Vì thế Ngành NN&PTNT phấn đấu tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 8,7 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác khoảng 3,78 triệu tấn; sản lượng nuôi trồng đạt 4,95 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8,7 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu các mặt hàng hải sản chiếm từ 37-39%.

Để đạt được mục tiêu đó, Bộ NN&PTNT sẽ quyết liệt chỉ đạo hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên, nhất là việc duy trì kết nối trong suốt thời gian tàu hoạt động. Đồng thời, tăng cường kiểm soát tàu cá rời cảng và về cảng; đảm bảo thực hiện đúng quy định về khai báo và kiểm soát sản lượng, thành phần loài thủy sản bốc dỡ qua cảng. Tiếp tục điều tra nghề cá thương phẩm phục vụ công tác đánh giá, xác định sản lượng khai thác tối đa cho phép trên các vùng biển một cách hợp lý và bền vững.

Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2022

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nhiệt liệt chào mừng đại diện các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, ngành NN&PTNT các tỉnh bạn tham dự Hội nghị.

Đồng chí đã khái quát tình hình kinh tế và tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế biển nói riêng. Trong lĩnh vực thủy sản tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 4,2%, giá trị sản xuất năm 2021 đạt 10.632 tỷ đồng; xuất khẩu đạt 139,239 triệu USD.

Để phát triển ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh theo Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2022 là rất cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay.

Thông qua hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà khoa học, doanh nghiệp, ngư dân sẽ có định hướng, giải pháp hiệu quả trong quản lý, sản xuất, kinh doanh để đưa ngành thủy sản vượt qua giai đoạn khó khăn thách thức hiện nay.

Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2022

Đại diện Chi cục Thủy sản Thanh Hóa tham luận tại hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu Trung ương và các địa phương đã thảo luận và đóng góp ý kiến vào các vấn đề về công tác đánh giá nguồn lợi, dự báo ngư trường khai thác hải sản; ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, phát triển chuỗi cung ứng khai thác thủy sản; khó khăn trong xuất khẩu hải sản...

Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2022

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu kết luận hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định năm 2021 là một năm đầy khó khăn do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Kênh phân phối sản phẩm thủy sản bị gián đoạn ở nhiều thị trường xuất khẩu; giá bán sản phẩm khai thác chất lượng cao phục vụ nhà hàng giảm sâu; cảnh báo thẻ vàng của EC chưa được tháo dỡ tiếp tục ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất khẩu thủy sản. Bên cạnh đó là những khó khăn về giá nhiên liệu tăng cao, tình trạng thiếu lao động khai thác thủy sản…

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, thủy sản là lĩnh vực còn nhiều dư địa để phát triển, thời gian tới các đơn vị có liên quan của Bộ NN&PTNT, các địa phương ven biển cần triển khai thực hiện Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn luật, các khuyến nghị của EC. Tiếp tục điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường khai thác; quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá trên biển.

Tổng cục Thủy sản tính toán lại cơ cấu đội tầu khai thác, cơ cấu nghề khai thác để nâng cao sản lượng khai thác hải sản. Tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng, nâng cấp, duy tu sửa chữa các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định. Tích cực hơn nữa trong công tác quản lý tàu cá, quản lý ngư trường nguồn lợi trên địa bàn, rà soát xóa đăng ký đối với tàu đã bị mất tích, chìm, mục nát không còn khả năng khắc phục. Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào khai thác, chế biến, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm hải sản trên thị trường.

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]