(Baothanhhoa.vn) - Trong những ngày qua, thị trường xăng dầu và tân dược đã đem đến sự lo lắng cho người tiêu dùng khi nhiều cửa hàng xăng dầu đóng cửa găm hàng chờ tăng giá, cửa hàng thuốc, vật tư y tế thì tùy tiện nâng giá đối với một số mặt hàng xét nghiệm và thuốc điều trị COVID-19.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trách nhiệm bình ổn thị trường

Trong những ngày qua, thị trường xăng dầu và tân dược đã đem đến sự lo lắng cho người tiêu dùng khi nhiều cửa hàng xăng dầu đóng cửa găm hàng chờ tăng giá, cửa hàng thuốc, vật tư y tế thì tùy tiện nâng giá đối với một số mặt hàng xét nghiệm và thuốc điều trị COVID-19.

Để ngăn chặn tình trạng này, UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo đảm bảo hoạt động liên tục của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra thực địa để đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá thực trạng, Sở Công Thương có quyền không chấp thuận việc dừng hoạt động đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu không đưa ra lý do hợp lý; Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa và UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm theo đúng quy định hiện hành, không để các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tự tung tự tác.

Về nhiệm vụ bình ổn giá thuốc và vật tư y tế, Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa vừa thống nhất với Công an tỉnh, Sở Tài chính, Sở Y tế để có biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, nhất là đối với mặt hàng kit test COVID-19, thuốc điều trị và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị COVID-19.

Theo đó, Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa và cơ quan chức năng sẽ kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ giám sát tất cả các cơ sở kinh doanh thuốc, vật tư y tế để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, nhất là những hành vi vi phạm liên quan đến việc không niêm yết giá và không bán theo giá niêm yết, giá kê khai; lợi dụng tình hình dịch, khan hiếm hàng hóa để tự định giá, tăng giá bán hàng hóa bất hợp lý; găm hàng, đầu cơ, tích trữ; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, không bảo đảm chất lượng...

Đây là những biện pháp nhằm bình ổn thị trường, giữ nghiêm pháp luật kinh doanh, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Sau khi UBND tỉnh và cơ quan quản lý thị trường đưa ra biện pháp để lập lại trật tự trong kinh doanh ở hai nhóm hàng quan trọng này, người tiêu dùng tin tưởng và chờ đợi các cơ quan chức năng và chính quyền cấp huyện, cấp xã sẽ phối hợp trách nhiệm, quyết liệt, khẩn trương hơn để đưa thị trường trở lại đúng trật tự, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” đã đề ra.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]