(Baothanhhoa.vn) - Cùng với việc ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ trên các lĩnh vực, những năm gần đây, các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh đã đầu tư vốn, tiếp nhận, ứng dụng công nghệ để nâng cao giá trị, chất lượng của nhiều sản phẩm trên các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... Nhiều sản phẩm của tỉnh đã đạt các chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao cấp tỉnh. Một số sản phẩm tiềm năng đang được đề xuất công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp quốc gia. Tuy nhiên, đầu ra của nhiều sản phẩm nói chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là với các sản phẩm nông nghiệp.

Hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm tiềm năng

Cùng với việc ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ trên các lĩnh vực, những năm gần đây, các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh đã đầu tư vốn, tiếp nhận, ứng dụng công nghệ để nâng cao giá trị, chất lượng của nhiều sản phẩm trên các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... Nhiều sản phẩm của tỉnh đã đạt các chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao cấp tỉnh. Một số sản phẩm tiềm năng đang được đề xuất công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp quốc gia. Tuy nhiên, đầu ra của nhiều sản phẩm nói chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là với các sản phẩm nông nghiệp.

Hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm tiềm năngHội chợ xúc tiến thương mại là cơ hội tốt để quảng bá sản phẩm tiềm năng.

Điển hình như trong sản xuất nông nghiệp, do đặc thù về khí hậu, thổ nhưỡng nên tỉnh Thanh Hóa có thể phát triển một số sản phẩm nông nghiệp đặc hữu, có giá trị kinh tế cao, khai thác được tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Những năm gần đây, tỉnh đã xây dựng thành công nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc sản xuất nông sản chủ yếu vẫn theo hình thức đơn lẻ, quy mô nhỏ, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao; chưa có nhiều doanh nghiệp, HTX tham gia đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, do vậy đầu ra của sản phẩm chưa được bền vững, lâu dài. Nhiều vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn vẫn phải chật vật tìm thương lái, giá cả sản phẩm phụ thuộc vào thị trường một cách bấp bênh.

Hay với các sản phẩm đã được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao cấp tỉnh và sản phẩm công nghiệp nông thôn, hành trình tiêu thụ sản phẩm cũng còn gặp không ít khó khăn. Bên cạnh quy mô sản phẩm còn nhỏ và chưa ổn định, một trong những nguyên nhân quan trọng là do các doanh nghiệp, HTX, chủ thể đại diện cho các sản phẩm còn hạn chế ở khâu quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.

Điển hình như với sản phẩm chè lam Phủ Quảng (Vĩnh Lộc), để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, những năm gần đây, các cơ sở sản xuất đã tìm tòi những bí quyết trong khâu chọn nguyên liệu cho đến khâu đóng gói, đầu tư hệ thống máy móc hiện đại để cho ra đời sản phẩm chè lam Phủ Quảng ngon nhất. Năm 2019, chè lam Phủ Quảng cũng đã được lựa chọn là 1 trong 23 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đánh giá sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao. Tuy nhiên, anh Ngô Văn Lâm, chủ cơ sở sản xuất chè lam Lâm Thu (cơ sở đại diện cho nhãn hiệu tập thể chè lam Phủ Quảng), cho biết, hiện nay, kênh tiêu thụ sản phẩm vẫn theo mô hình truyền miệng, chưa có sự tìm tòi, nghiên cứu các phương thức quảng bá khác để thu hút khách hàng và mở rộng các kênh tiêu thụ sản phẩm.

Được biết, để hỗ trợ tiêu thụ cho các sản phẩm tiềm năng; đồng thời, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, HTX trong và sau dịch bệnh COVID-19, nâng cao năng lực và thiết lập các kênh tiêu thụ sản phẩm mang tính chiến lược và bền vững cho tất cả các mặt hàng tiềm năng trên phạm vi toàn quốc, Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương đã và đang tiến hành mở các gian hàng quốc gia “Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại” trên cơ sở hợp tác với các đối tác như Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), các sàn giao dịch thương mại điện tử...

Mới đây, tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và kết nối cung cầu các tỉnh Bắc Trung bộ và TP Hà Nội năm 2021 diễn ra từ ngày 8 đến 9-4 tại Hà Tĩnh, tỉnh Thanh Hóa cũng đã hỗ trợ 4 HTX với 11 sản phẩm tham gia trưng bày, triển lãm để tiếp cận thị trường, đó là HTX chế biến thủy sản Hải Bình, với 5 sản phẩm là nước mắm, mắm tôm, mắm tép, mắm cốt đặc biệt, hải sản khô; HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng, có 2 sản phẩm là nấm linh chi, mộc nhĩ; HTX dịch vụ nông nghiệp Yên Thọ, với sản phẩm miến dong; HTX nông lâm nghiệp Bình Sơn, với 3 sản phẩm là cà gai leo, trà xanh sạch Bình Sơn và mật ong Bình Sơn... Trong đợt trưng bày lần này các sản phẩm của tỉnh Thanh Hóa bao gồm các sản phẩm OCOP đạt chất lượng 3 sao và những sản phẩm được đánh giá có chất lượng tốt, mẫu mã sản phẩm đa dạng, bao bì đẹp mắt... nên thu hút được người tiêu dùng tỉnh Hà Tĩnh. Nhờ đó, các chủ thể sản xuất tỉnh Thanh Hóa đã ký kết được 12 hợp đồng tiêu thụ lâu dài cho một số sản phẩm, tổng trị giá các hợp đồng đạt gần 10 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh thu từ bán sản phẩm tại trưng bày đạt hàng trăm triệu đồng.

Để hình thành và phát triển kênh tiêu thụ cho các sản phẩm tiềm năng, các doanh nghiệp, HTX đại diện cho các sản phẩm, nhất là các sản phẩm đã đạt chứng nhận OCOP và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu kiến nghị Nhà nước cần có cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX đầu tư phát triển sản xuất sản phẩm theo mô hình chuỗi; đặc biệt, cơ quan quản lý cần đẩy mạnh hoạt động kết nối tiêu thụ, quảng bá sản phẩm giữa doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp bán lẻ tiềm năng trên thị trường.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]