Khơi dậy khát vọng, tạo động lực để người dân thoát nghèo
Nam Tiến là xã vùng cao của huyện Quan Hóa có điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi, đất canh tác ít, trình độ dân trí không đồng đều... đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và thu nhập của người dân nên tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã tương đối cao. Song, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, khát vọng vươn lên thoát nghèo của người dân đã góp phần vào công tác giảm nghèo ở địa phương.
Được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, khoa học - kỹ thuật tiên tiến, nhiều hộ nghèo ở xã Nam Tiến đã vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, xã ban hành các văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình cho từng năm và cả giai đoạn. Đồng thời, căn cứ các văn bản quy định hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, xã tiến hành rà soát hộ nghèo, cận nghèo và xác định nguyên nhân dẫn đến nghèo của người dân. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận chính sách một cách phù hợp nhất, như hỗ trợ vay vốn, đào tạo nghề, hỗ trợ nhà ở, sinh kế cho các hộ.
Phó Chủ tịch UBND xã Nam Tiến Hà Văn Hào cho biết: "Nhằm nâng cao nhận thức, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và khơi dậy ý chí quyết tâm, khát vọng vươn lên thoát nghèo của người dân, xã Nam Tiến đã đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách giảm nghèo; tầm quan trọng, ý nghĩa của Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các mô hình, cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả về giảm nghèo trong cộng đồng thôn, bản. Qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, tư duy sản xuất, tập quán canh tác của bà con. Mặt khác, chính quyền xã tạo điều kiện thuận lợi để người nghèo tiếp cận các nguồn vốn vay, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn và chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất. Nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận vốn vay ưu đãi, khoa học - kỹ thuật đã mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt mang lại giá trị thu nhập cao".
Gia đình anh Vi Văn Sâm trước đây là hộ nghèo, nay đã vươn lên trở thành hộ khá trong bản Cốc, với thu nhập mỗi năm khoảng 150 triệu đồng từ sản xuất, kinh doanh. Anh Sâm cho biết: "Với quyết tâm thoát nghèo, tôi mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi mua 4 con trâu sinh sản. Đến nay, đàn trâu đã phát triển lên 8 con. Năm 2021, tôi tiếp tục vay thêm 200 triệu đồng mua 1 xe tải thu mua, vận chuyển luồng của bà con Nhân dân".
Hay như hộ anh Vi Văn Long ở bản Cua là gia đình đông nhân khẩu nhất bản, với 8 người. Trước đây, cuộc sống gia đình anh gặp nhiều khó khăn, nhưng những năm gần đây các con trưởng thành, đi làm ở công ty hỗ trợ bố mẹ nên cuộc sống dần thay đổi. Từ nguồn kinh phí các con gửi về, gia đình anh vay thêm 50 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ hộ nghèo để mua 5 con bò và chăn nuôi lợn cỏ bản địa. Trong quá trình chăm sóc, được sự hỗ trợ, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi từ các ban, ngành, đoàn thể xã Nam Tiến nên đàn bò của gia đình anh đã phát triển, nhân đàn lên 11 con. Nhận thấy việc chăn nuôi bò, lợn phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương, tháng 6/2024 anh tiếp tục vay thêm 50 triệu đồng mở rộng quy mô chăn nuôi kết hợp trồng rừng. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình anh thu nhập khoảng 100 triệu đồng, trở thành hộ khá của bản Cốc. Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, anh còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi cho người dân trong bản để cùng nhau vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Thực hiện chính sách đào tạo nghề, xã Nam Tiến phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện Quan Hóa thực hiện tốt công tác đào tạo nghề phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu của người dân địa phương như nghề hàn, sửa chữa xe máy; tập huấn chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng thâm canh rừng luồng. Bên cạnh việc khôi phục và duy trì các nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm, xã còn vận động các gia đình có con em trong độ tuổi tham gia xuất khẩu lao động; phối hợp tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động đi làm việc trong và ngoài tỉnh.
Trong phát triển kinh tế, xã Nam Tiến đã khai thác tiềm năng, lợi thế một cách có hiệu quả khi gắn kinh tế lâm nghiệp với trồng trọt, chăn nuôi, tạo ra bước đột phá trong sản xuất và đa dạng nguồn thu nhập cho hộ nghèo, cận nghèo. Đồng thời, huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống Nhân dân. Từ cách làm này, thu nhập của người dân trong xã không ngừng nâng cao qua từng năm, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Nếu như năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo của xã là 38,77%, hộ cận nghèo là 32,76%, thì đến cuối năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 26,73%, hộ cận nghèo giảm còn 31,97%.
Bài và ảnh: Mai Phương
{name} - {time}
-
2024-12-13 16:49:00
Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn trao 196 suất học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
-
2024-12-13 16:01:00
Cần 80.000 đơn vị máu dự trữ cho cuối năm và Tết Nguyên đán 2025
-
2024-09-14 13:45:00
Tâm thế cứu trợ!
Ngày hội hiến máu tình nguyện “VietinBank - Trao giọt máu hồng sẻ chia sự sống” năm 2024
Nguy cơ mất an toàn giao thông từ những “chợ cóc” ven đường
Thanh Hóa và 20 tỉnh thành cần tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng
Nam thanh niên xin lỗi Liên đoàn Xiếc Việt Nam vụ mạo danh chuyển khoản
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
VNPT Thanh Hóa ủng hộ 300 triệu đồng hỗ trợ đồng bào vùng lũ
Cùng BIDV Lam Sơn quét mã QR ủng hộ đồng bào vùng lũ
Vietravel Thanh Hóa trao quà cho các cháu Làng trẻ em SOS Thanh Hóa nhân dịp Tết Trung thu