(Baothanhhoa.vn) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã xác định, một trong 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ 2021-2025 là “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN); chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) nhanh và bền vững, giai đoạn 2021-2025”. Để nhanh chóng hiện thực hóa mục tiêu trên, ngày 13-8-2021, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch 27-KH/TU làm cơ sở để các cấp, các ngành triển khai thực hiện.

Triển khai khâu đột phá về nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã xác định, một trong 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ 2021-2025 là “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN); chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) nhanh và bền vững, giai đoạn 2021-2025”. Để nhanh chóng hiện thực hóa mục tiêu trên, ngày 13-8-2021, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch 27-KH/TU làm cơ sở để các cấp, các ngành triển khai thực hiện.

Triển khai khâu đột phá về nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệMô hình trồng dưa vàng trong nhà màng tại xã Minh Sơn (Triệu Sơn).

Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, Đảng ta đã sớm có các định hướng và chỉ đạo đúng đắn về vị trí, vai trò của KH&CN đối với sự phát triển KT-XH; đồng thời, luôn coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi để KH&CN phát triển. Quan điểm coi KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của CNH, HĐH điều đó đã được khẳng định, quán triệt trong nhiều văn kiện của Đảng thời kỳ đổi mới. Tại tỉnh ta, những năm gần đây, ngành KH&CN được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển như là một ngành kinh tế tổng hợp, là công cụ then chốt phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Theo đó, Sở KH&CN đã chủ động, tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều nghị quyết, chủ trương, chính sách, đề án, chương trình, nội dung, giải pháp quan trọng để triển khai thực hiện nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển KT-XH.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định KH&CN là 1 trong 4 khâu đột phá để phát triển KT-XH của tỉnh. Nhờ đó, sự nghiệp KH&CN bước đầu đã trở thành động lực quan trọng nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương. Đóng góp của hoạt động KH&CN cho tăng trưởng kinh tế GRDP thông qua yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) giai đoạn 2016-2020 ước đạt 38,56%, tăng cao so với giai đoạn 2011-2015. Năng lực KH&CN của tỉnh được nâng cao: Hệ thống tổ chức KH&CN công lập được tổ chức, sắp xếp lại và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bồi dưỡng, đào tạo nhân lực theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động; nhân lực KH&CN của tỉnh tăng về số lượng, chất lượng...

Kế thừa những kết quả đạt được từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX tiếp tục chỉ rõ: “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN; chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển KT-XH nhanh và bền vững” và xem đây là 1 trong 3 khâu đột phá của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025. Cùng với sự định hướng, Thanh Hóa cũng ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích KH&CN phát triển. Ví như trong nông nghiệp, đã ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng tỷ lệ sản phẩm ứng dụng công nghệ cao lên 21%; trong công nghiệp, đã từng bước sử dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa cao, nhất là trong các lĩnh vực lọc hóa dầu, xi măng, điện, thép...; trong dịch vụ đã tập trung phát triển các sản phẩm du lịch, vận tải, thương mại, giáo dục, y tế chất lượng cao... Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn thừa nhận, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà KH&CN chưa được quan tâm đầu tư cho tương xứng với vị thế và vai trò của nó. Cụ thể, tiềm lực, cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; thiếu nhân lực KH&CN có trình độ cao, chuyên sâu, nhất là chuyên gia về công nghệ; việc triển khai nhân rộng kết quả nhiệm vụ KH&CN vẫn còn hạn chế; chưa có nhiều nhiệm vụ KH&CN có tính lan tỏa, đột phá; trình độ công nghệ của các doanh nghiệp phần lớn ở mức trung bình trở xuống, tỷ lệ dây chuyền sản xuất có công nghệ hiện đại chiếm tỷ lệ thấp, chỉ khoảng 15,6%... Xuất phát từ thực trạng đó, ngày 13-8-2021, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 27-KH/TU về “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN; chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển KT-XH nhanh và bền vững” (gọi tắt là KH 27) nhằm cụ thể hóa, sớm đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX vào cuộc sống.

Theo ông Nguyễn Ngọc Túy, Giám đốc Sở KH&CN: KH 27 có tính sáng tạo, từ việc hoàn thiện thể chế về phát triển KH&CN đến định hướng lựa chọn để đẩy mạnh hoạt động KH&CN theo từng ngành, lĩnh vực trọng tâm có lợi thế của tỉnh chứ không tràn lan... Giai đoạn 2021-2025, ngành KH&CN tiếp tục tập trung trí tuệ, phấn đấu đưa KH&CN và đổi mới sáng tạo thật sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển tỉnh Thanh Hóa giàu đẹp, văn minh và hiện đại. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN vào sản xuất đời sống. Chủ động, tích cực ứng dụng các công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các công nghệ tiên tiến, để tạo đột phá trong phát triển các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Theo đó, một số nội dung chủ yếu sẽ được tập trung, bao gồm: đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN ở các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế như: nông, lâm, thủy sản; công nghiệp - xây dựng; thương mại, dịch vụ; văn hóa, thể thao, du lịch; giáo dục đào tạo; y tế; tài nguyên môi trường; hoạt động của chính quyền các cấp. Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KH&CN nhằm thu hút, phát triển, sử dụng nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao; phát triển doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp sản xuất phần mềm, nội dung số; tổ chức KH&CN. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo; đổi mới cơ chế quản lý hoạt động KH&CN, phát triển thị trường KH&CN.

Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, các giải pháp chủ yếu được đề ra trong giai đoạn 2021-2025 là, tiếp tục đẩy nhanh việc kiện toàn các tổ chức KH&CN thông qua việc nâng cấp, sắp xếp lại hợp lý cơ cấu đội ngũ, nhân lực theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các tổ chức KH&CN, các phòng thí nghiệm, thử nghiệm theo hướng tập trung, dùng chung, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành. Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế trụ cột của tỉnh. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút các dự án đầu tư có hàm lượng KH&CN cao. Xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng KH&CN, đổi mới công nghệ - thiết bị; sớm rà soát, xây dựng chính sách khuyến khích phát triển KH&CN trở thành khâu đột phá trong phát triển KT-XH của tỉnh giai đoạn 2021-2025, để sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]