(Baothanhhoa.vn) - Giảm thời gian gửi, nhận hồ sơ; giảm thiểu chi phí và thời gian đi lại của người dân, tổ chức; giảm sự trì trệ, quan liêu của một bộ phận công chức nhà nước; tránh tệ nạn tham nhũng, cửa quyền; thậm chí, các tổ chức, cá nhân có thể theo dõi, giám sát được tình trạng giải quyết hồ sơ của cơ quan nhà nước… Đó là một trong những lợi ích mà dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mang lại.

Dịch vụ công trực tuyến – rút ngắn khoảng cách giữa người dân với cơ quan nhà nước

Giảm thời gian gửi, nhận hồ sơ; giảm thiểu chi phí và thời gian đi lại của người dân, tổ chức; giảm sự trì trệ, quan liêu của một bộ phận công chức nhà nước; tránh tệ nạn tham nhũng, cửa quyền; thậm chí, các tổ chức, cá nhân có thể theo dõi, giám sát được tình trạng giải quyết hồ sơ của cơ quan nhà nước… Đó là một trong những lợi ích mà dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mang lại.

Dịch vụ công trực tuyến – rút ngắn khoảng cách giữa người dân với cơ quan nhà nước

Nhiều lợi ích thiết thực

Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 đưa ra 6 nhiệm vụ, trong đó, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa nền hành chính là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đặc biệt, việc áp dụng dịch vụ công trực tuyến là một giải pháp hữu hiệu trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của các cơ quan nhà nước.

Chị Nguyễn Thị Nhung, công chức Văn phòng – Thống kê xã Luận Thành, huyện Thường Xuân chia sẻ: “DVCTT trong giải quyết TTHC được đưa vào sử dụng đã mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho các tổ chức, công dân. Khi sử dụng DVCTT, các tổ chức, người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện TTHC mà hoàn toàn không phải đến cơ quan nhà nước. Trước đây, mỗi khi có công văn giấy tờ cần xử lý, tôi đều phải in ra, trình ký. Nhưng giờ đây, những việc đó chỉ cần một cú nhấn chuột, dù đang ở đâu và làm gì, miễn là có kết nối Internet thì mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường”.

Nói về vấn đề này, ông Đỗ Kiên, Trưởng phòng quản lý công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa cho biết: “Có thể nói, đây là bước đột phá trong CCHC. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện các TTHC mà không cần đến trực tiếp cơ quan hành chính nhà nước; có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi thông qua thiết bị máy tính cá nhân hoặc điện thoại thông minh có kết nối Internet. Người dân có thể giám sát được tình trạng hồ sơ của mình đang giải quyết như thế nào; giảm thiểu tối đa chi phí và thời gian cho người dân và doanh nghiệp. Mặt khác, DVCTT đã góp phần công khai, minh bạch quá trình thực hiện các TTCH của cơ quan nhà nước”.

Theo ông Kiên, việc sử dụng DVCTT mức độ 3, mức độ 4 mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiêp. Thông qua Cổng dịch vụ công của tỉnh người dân, doanh nghiệp có thể giao tiếp với cơ quan nhà nước 24h/7 ngày trong tuần bằng cách gửi hồ sơ TTHC qua môi trường mạng đến cơ quan nhà nước. Qua đó, giảm thời gian gửi, nhận hồ sơ; giảm sự trì trệ, quan liêu, phiền hà của một bộ phận công chức nhà nước;… Vấn đề rất quan trọng đó là công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước, góp phần nâng cao Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh.

Thực trạng và giải pháp

Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông, chỉ trong tháng 1-2020, toàn tỉnh có 19.857 hồ sơ được tiếp nhận trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa. Trong đó, tiếp nhận trực tiếp và qua dịch vụ BCCI: 9.192 hồ sơ; tiếp nhận trực tuyến: 226 hồ sơ; số kỳ trước chuyển qua: 10.439 hồ sơ. Số TTHC đăng ký thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 3 có phát sinh hồ sơ (trực tuyến + trực tiếp + qua dịch vụ BCCI): 131/623 TTHC, chiếm 21%. Số TTHC đăng ký thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 4 có phát sinh hồ sơ (trực tuyến + trực tiếp + qua dịch vụ BCCI): 114/472 TTHC, chiếm 24,2%.

Như vậy, qua một thời gian đi vào hoạt động cho thấy, một số đơn vị đã quan tâm thực hiện tốt, đạt các chỉ tiêu được giao, cụ thể là: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều TTHC đăng ký thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 có phát sinh hồ sơ nhiều nhưng các sở, ngành chỉ tiếp nhận trực tiếp.

Dịch vụ công trực tuyến – rút ngắn khoảng cách giữa người dân với cơ quan nhà nước

Theo ông Đỗ Kiên, Trưởng phòng quản lý công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa, nguyên nhân không phát sinh hồ sơ trực tuyến và xử lý hồ sơ chậm là do nhiều Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện chưa quan tâm thông tin, tuyên truyền và hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân thực hiện các TTHC trên Cổng dịch vụ công của tỉnh; chưa có sự hỗ trợ tại bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã; chưa công khai, niêm yết kết quả giải quyết TTHC trên trang thông tin điện tử của đơn vị theo quy định. Nhiều đơn vị chưa thực hiện đúng quy trình; chưa kết thúc hồ sơ trên phần mềm; hoặc xử lý hồ sơ còn chậm trên phần mềm một cửa điện tử… dẫn đến quá hạn xử lý hồ sơ.

Trước thực trạng trên, Sở Thông tin và Truyền thông đã thực hiện nhiều giải pháp như: Tập huấn cho cán bộ cấp huyện, cấp xã; tập huấn cho cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa; tuyên truyền trên hệ thống phát thanh - truyền hình, trên Cổng dịch vụ công; cử một lực lượng cán bộ kỹ thuật thường xuyên hướng dẫn, hỗ trợ trực tuyến cho cán bộ quản trị mạng, bộ phận một cửa cấp huyện trong vận hành hệ thống một cửa điện tử; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở và hướng dẫn các đơn vị thực hiện theo quy trình trên phần mềm. Đồng thời, để thực hiện nghiêm túc Hệ thống phần mềm Một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công của tỉnh, Sở đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh các đơn vị chưa thực hiện đúng quy định… Mặt khác, Sở luôn bảo đảm vận hành, an toàn thông tin cho Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử cấp huyện, cấp xã hoạt động 24/7.

Nhìn chung, việc cung cấp DVCTT của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua được người dân, doanh nghiệp đồng tình và đánh giá cao bởi tính công khai, minh bạch, nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm, hiệu quả. Mức độ và phạm vi cung cấp DVC TT mức độ cao ngày càng được mở rộng, với tỷ lệ DVCTT phát sinh hồ sơ, số hồ sơ giao dịch ngày càng tăng cao, đáp ứng chỉ tiêu về cải cách hành chính theo quy định.

Để đẩy mạnh DVCTT mức độ 3, 4 trên địa bàn toàn tỉnh, các ngành, địa phương cần phải tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân về những hiệu quả thiết thực mà DVCTT mạng lại. Đồng thời, phải xóa bỏ được tư tưởng, thói quen cố hữu phải nộp hồ sơ trực tiếp đến cơ quan nhà nước mà lâu nay người dân vẫn đang làm. Cung cấp đa đạng các kênh giao tiếp, giúp người dân, doanh nghiệp lựa chọn hình thức xử lý dịch vụ công phù hợp nhất. Từng bước tiến tới xác định Internet sẽ là kênh giao tiếp, cung cấp dịch vụ chính cho công dân…

Quan trọng hơn, Để DVCTT đi vào hoạt động một cách đúng nghĩa, rất cần sự quyết tâm và gương mẫu thực hiện của những người đứng đầu các đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh.

Hoài Thu


Hoài Thu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]