(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, khi phong trào khởi nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ thì việc tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp (HSTKN), với những “bệ đỡ” vững chắc càng trở nên bức thiết. Câu chuyện này cũng đang được đặt ra cho tỉnh ta, với mong muốn thúc đẩy sự gia tăng số lượng doanh nghiệp, góp phần tạo ra bứt phá mới trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Tuyên dương trí thức khoa học công nghệ xuất sắc năm 2020.

Những năm gần đây, khi phong trào khởi nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ thì việc tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp (HSTKN), với những “bệ đỡ” vững chắc càng trở nên bức thiết. Câu chuyện này cũng đang được đặt ra cho tỉnh ta, với mong muốn thúc đẩy sự gia tăng số lượng doanh nghiệp, góp phần tạo ra bứt phá mới trong phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ sở kích hoạt làn sóng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Cùng với chủ trương xây dựng quốc gia khởi nghiệp của Chính phủ thì những năm gần đây, Thanh Hóa cũng đề ra nhiều giải pháp đột phá, để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp. Đặc biệt, việc tạo lập HSTKN được chú trọng, với mong muốn phát triển hạ tầng “vườn ươm” doanh nghiệp, kết nối nguồn lực; phát triển tư duy đổi mới sáng tạo (ĐMST), ý tưởng kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ; xây dựng văn hóa khởi nghiệp trong cộng đồng. Ngay sau khi Đề án 844 của Chính phủ về hỗ trợ HSTKN ĐMST quốc gia được ban hành, ngày 18-12-2017, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 4892/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) và khởi nghiệp ĐMST tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020” (Chương trình 4892). Trong đó, đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ như: Xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp; thu hút vốn đầu tư hỗ trợ cho khởi nghiệp ĐMST; tạo dựng HSTKN...

Bên cạnh đó, những chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp thành lập và phát triển cũng được triển khai. Tiêu biểu như đơn giản hóa thủ tục hành chính, vay vốn ưu đãi, tư vấn hỗ trợ pháp lý, thuế... Hằng năm, các cơ quan chức năng của tỉnh cũng dành thời gian để tiếp xúc, lắng nghe, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc từ phía doanh nghiệp. Đây là những “bước đệm” cần thiết, tạo động lực thúc đẩy môi trường khởi nghiệp. Việc kết nối, hỗ trợ khởi nghiệp cũng được quan tâm qua các hội nghị, hội thảo, diễn đàn có sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà đầu tư, quỹ đầu tư... Thông qua các sự kiện này, các ý tưởng khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp, các nguồn lực đầu tư đã được kết nối, triển khai. Cụ thể, giai đoạn 2017-2020, tỉnh Thanh Hóa đã đề xuất, lựa chọn được 6 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, hỗ trợ 5 doanh nghiệp khởi nghiệp và 1 cơ sở đầu mối về đào tạo, hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh (Khoa Kinh tế quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức), với tổng kinh phí khoảng 10,763 tỷ đồng; 1 nhiệm vụ thuộc Đề án 844, nhằm cụ thể hóa Chương trình 4892 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Mặt khác, đã hỗ trợ để xây dựng, phát triển được 27 doanh nghiệp KH&CN và hỗ trợ 10 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST tại Thanh Hóa thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và cấp quốc gia; xây dựng được Trung tâm Hỗ trợ pháp lý, tư vấn khởi nghiệp (Công ty TNHH Trung tâm tư vấn và Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST...

Hoàn chỉnh bức tranh HSTKN

Nhằm hoàn chỉnh bức tranh HSTKN ĐMST, Sở KH&CN Thanh Hóa đã phối hợp với Tỉnh đoàn Thanh Hóa, Trường Đại học Hồng Đức, đơn vị đầu mối về khởi nghiệp và các đơn vị có liên quan, tổ chức lựa chọn các dự án khởi nghiệp sáng tạo tiêu biểu tham gia Techfest (Ngày hội khởi nghiệp ĐMST quốc gia) vùng Bắc Trung bộ tại Nghệ An. Tỉnh đoàn Thanh Hóa tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức thành công 6 cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên tỉnh Thanh Hóa; kết quả, đã có trên 1.000 ý tưởng tham gia (2017-2020). Mỗi cuộc thi đã lựa chọn 10 ý tưởng xuất sắc vào chung kết để kêu gọi đầu tư. Mặt khác, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã đồng hành, hỗ trợ nhiều tác giả, nhóm tác giả thành lập doanh nghiệp và tập huấn phương pháp xây dựng đề án khởi nghiệp. Qua cuộc thi đã khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, khát vọng, đam mê làm giàu chính đáng đến đông đảo đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên trong toàn tỉnh... Bên cạnh đó, để kết nối sản phẩm công nghệ sáng tạo với thị trường, trong Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại của tỉnh, Sở KH&CN Thanh Hóa đã chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST và đơn vị có liên quan, tham gia thành công IT Techmart 2018 tại Hà Nội với chủ đề “Công nghệ thông tin - nền tảng tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0”. Đây là một trong những hoạt động xúc tiến phát triển thị trường KH&CN trong lĩnh vực công nghệ thông tin; với mục tiêu giới thiệu với cộng đồng khoa học và doanh nghiệp trong cả nước những thành tựu, sản phẩm công nghệ mới nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin, như công nghệ tự động hóa trong nông nghiệp, giải pháp bảo mật dữ liệu lớn, bảo mật điện toán đám mây, bảo mật IoT; giải pháp quản lý năng lượng; công nghệ robot; công nghệ giao thông thông minh...

Bên cạnh những kết quả tích cực bước đầu, việc xây dựng HSTKN của tỉnh ta vẫn còn nhiều mặt cần phải cải thiện. Trong đó, việc phối hợp triển khai các hoạt động vẫn còn rời rạc, chưa đồng bộ, chưa phát huy mạnh mẽ trong công tác hỗ trợ khởi nghiệp. Hầu hết việc thúc đẩy khởi nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ thành lập doanh nghiệp một cách đơn thuần, mà chưa có sự bứt phá theo hướng đổi mới, sáng tạo. Về phía các doanh nghiệp khởi nghiệp, khả năng tiếp cận thị trường, kỹ năng quản trị nhân lực; năng lực tài chính; kết nối với các đối tác, tập đoàn kinh tế trong giai đoạn đầu, cũng đang gặp nhiều khó khăn. Do vậy, khá nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp không thể trụ vững mặc dù ý tưởng rất tốt.

Nhằm từng bước hoàn thiện HSTKN ĐMST, để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, thời gian tới các ban, sở, ngành liên quan tiếp tục tuyên truyền cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST nói riêng; kết nối các mạng lưới khởi nghiệp, các nhà đầu tư tiềm năng, nhà đầu tư mạo hiểm và các quỹ hỗ trợ của quốc gia, của tỉnh để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST hiện thực hóa các ý tưởng sáng tạo và hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp một cách hiệu quả. Hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST tích cực đề xuất các nhiệm vụ có tính sáng tạo cao, tham gia các Chương trình KH&CN cấp tỉnh và quốc gia; khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh, dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới (đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao...). Tiếp tục nâng cao nhận thức về HSTKN ĐMST và vai trò, vị trí, tầm quan trọng của doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, nhằm hình thành một cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST là giới trẻ có khát vọng làm giàu và thái độ đúng đắn về khởi nghiệp ĐMST.

T.H


T.H

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]