(Baothanhhoa.vn) - Năm 2015 đánh dấu mốc quan trọng trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Bởi, đây là thời điểm ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh bắt đầu triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Đồng thời, cũng là năm ngành nông nghiệp tập trung thực hiện mục tiêu tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản có tiềm năng, lợi thế, thị trường tiêu thụ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nông nghiệp chuyển mình

Năm 2015 đánh dấu mốc quan trọng trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa. Bởi, đây là thời điểm ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh bắt đầu triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Đồng thời, cũng là năm ngành nông nghiệp tập trung thực hiện mục tiêu tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản có tiềm năng, lợi thế, thị trường tiêu thụ.

Nông nghiệp chuyển mình

Mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại xã Thọ Lâm (Thọ Xuân).

Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, công nghệ cao; xây dựng một số thương hiệu mạnh của các sản phẩm lợi thế. Nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho cư dân nông thôn, bảo đảm an ninh lương thực, giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn theo Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 20-4-2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Trong chặng đường 5 năm chuyển mình từ “lượng” sang “chất”, ngành nông nghiệp của tỉnh đã phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức cả về khách quan và chủ quan. Từ thiên tai, dịch bệnh, đến bão giá và gần đây nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát, diễn biến phức tạp. Rồi dịch bệnh COVID-19 cũng đã và đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định và phát triển của ngành nông nghiệp.

Đối mặt với những khó khăn, thách thức đã đặt ngành nông nghiệp trước việc phải làm một “cuộc cách mạng” thông qua việc thực hiện 4 khâu đột phá để phát triển nông nghiệp mà Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 20-4-2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Để thực hiện thành công 4 khâu đột phá, hàng loạt các giải pháp để tạo sự chuyển mình cho ngành nông nghiệp đã được triển khai thực hiện rộng rãi trên tất cả các địa phương, đơn vị, như: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; khuyến khích tích tụ tập trung đất đai theo quy định của pháp luật để phát triển sản xuất trồng trọt quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả cao. Tập trung thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp - HTX - hộ nông dân gắn với liên kết 5 nhà trong sản xuất nông nghiệp, tạo chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Phát triển chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn, hiện đại, hạn chế ô nhiễm môi trường; thúc đẩy các dự án chăn nuôi quy mô lớn đang triển khai thực hiện. Liên kết hợp tác trồng rừng tập trung quy mô lớn, tạo vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến...

Nhờ thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển, nên nền nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2015-2020 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, với tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 3%/năm, vượt mục tiêu đề ra. Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản chuyển dịch tích cực: Nông nghiệp giảm từ 76,3% năm 2015 xuống 69,1% ước năm 2020; lâm nghiệp tăng từ 5,7% lên 7,9%; thủy sản tăng từ 17,9% lên 23%. Trong 5 năm, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 45.101 ha đất trồng lúa, mía, lạc, sắn năng suất, hiệu quả thấp sang trồng các loại cây đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Các cây trồng lợi thế được mở rộng theo hướng thâm canh, các vùng trồng cây nguyên liệu được duy trì, phát triển, bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Diện tích lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao đạt 158.157 ha, tăng 13.157 ha; ngô thâm canh 20.000 ha, tăng gấp 2,8 lần; rau an toàn tập trung đạt 12.560 ha, vượt 4,7% kế hoạch; cây thức ăn chăn nuôi mở rộng lên 12.700 ha, tăng 9.000 ha... Trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm lợi thế. Các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường được nhân rộng.

Chăn nuôi có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chuyển mạnh sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao. Mặc dù những năm qua bị ảnh hưởng do biến động giá thị trường, dịch bệnh, song tổng đàn gia súc, gia cầm, sản lượng thịt hơi, trứng, sữa tươi đều tăng so với giai đoạn trước. Đàn bò thịt chất lượng cao 70.200 con, tăng gấp 2,34 lần; đàn bò sữa 15.000 con, tăng 11.500 con; đàn trâu 200.000 con, tăng 4.400 con...; tổng sản lượng thịt hơi bình quân đạt 240.000 tấn/năm, tăng 36.300 tấn/năm. Bên cạnh đó, chăn nuôi nông hộ chuyển dịch theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, vật tư đầu vào và sản phẩm chăn nuôi được quản lý chặt chẽ hơn.

Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển ổn định, quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, có chứng nhận và truy xuất nguồn gốc tiếp tục được đẩy mạnh và nhân rộng tại nhiều địa phương. Toàn tỉnh hiện đã phát triển được 350 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, 1.313 ha nuôi ngao. Khai thác hải sản cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, từ khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ, đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật và thiết bị tiên tiến để bảo quản, giảm tổn thất, nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả khai thác. Hiện, số tàu khai thác xa bờ có chiều dài 15m trở lên có 1.332 chiếc, với sản lượng khai thác hải sản đạt 68.000 tấn.

Việc tạo điều kiện và đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn cũng đã và đang giúp ngành nông nghiệp có sự chuyển mình theo hướng chất lượng, hiệu quả và hội nhập. Với 790 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, mỗi năm toàn tỉnh có 6.000 ha cây trồng được liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Điều này đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích của toàn tỉnh lên 115 triệu đồng/ha/năm.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài Và Ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]