Khẳng định chất lượng, vị thế của ngành nông nghiệp địa phương
Với vai trò là “cầu nối” đưa khoa học - kỹ thuật (KHKT) đến với nông dân, thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Triệu Sơn đã tích cực giúp nông dân áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, khẳng định chất lượng, vị thế của ngành nông nghiệp địa phương.
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Triệu Sơn phối hợp với Hội giống cây trồng và vật tư nông nghiệp triển khai mô hình sử dụng phân bón hữu cơ sinh học Eco Nutrients trên cây lúa vụ xuân đạt năng suất cao.
Triệu Sơn là địa phương có diện tích tự nhiên lớn, đa dạng địa hình nên huyện chủ trương phát triển đồng bộ cả trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy, vai trò của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện càng quan trọng. Ông Nguyễn Đình Phương, giám đốc trung tâm, cho biết: Năm 2019, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Triệu Sơn được thành lập. Sau gần 5 năm hoạt động, trung tâm đã khẳng định được vai trò quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp của huyện nhà. Để phát huy tốt vai trò là “cầu nối”, trung tâm đã phân công cán bộ tham gia hỗ trợ, chuyển giao KHKT sản xuất phù hợp với khả năng, truyền thống canh tác của người dân. Đồng thời, bám sát sản xuất, kịp thời phát hiện, xử lý tốt dịch hại cây trồng, dịch bệnh trên đàn vật nuôi và diện tích nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và từng bước thay đổi tư duy sản xuất cho người dân.
Hằng năm, để nâng cao hiệu quả hoạt động, trung tâm tổ chức từ 60 đến 80 lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi thú y và thủy sản cho gần 1.000 lượt người tham gia. Thông qua các lớp tập huấn, nông dân trên địa bàn huyện được tiếp thu, áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất; phòng trừ dịch bệnh gây hại; phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang các loại cây có năng suất, chất lượng cao; phát triển nông nghiệp hữu cơ; ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất cả trong trồng trọt và chăn nuôi... Song song với đó, để bổ sung vào cơ cấu giống của huyện, thay thế cho các giống lúa cũ đã thoái hóa hoặc khả năng chống chịu kém, trung tâm đã tổ chức trình diễn, khảo nghiệm một số giống lúa triển vọng để phát triển vùng lúa hữu cơ; trong đó, một số giống lúa đã được đưa vào sản xuất mang lại năng suất, chất lượng cao, như TBR39, Hương Thanh 8, WN305, HL5... và hỗ trợ các xã tiếp tục xây dựng vùng lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao theo hướng sản xuất nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu... Ngoài ra, hàng năm, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện còn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, các hội ngành nghề, các doanh nghiệp cung cấp giống cây trồng, phân bón,... thực hiện thành công các mô hình khuyến nông, như: Mô hình chăn nuôi gà gắn với tiêu thụ sản phẩm tại xã Thọ Ngọc; mô hình nuôi cá nước ngọt đảm bảo an toàn thực phẩm vùng miền núi tại xã Thọ Sơn; mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn theo hướng công nghệ cao gắn với tiêu thụ sản phẩm (keo lai mô) tại xã Thọ Bình; mô hình áp dụng phân bón sinh học Eco Nitrients trên cây lúa vụ xuân tại thị trấn Triệu Sơn...
Một trong những dấu ấn quan trọng của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Triệu Sơn chính là lĩnh vực chăn nuôi. Với tổng đàn trâu, bò 17.000 con; đàn lợn 80.000 con, hàng trăm nghìn con gia cầm, hằng năm trung tâm luôn chú trọng công tác tuyên truyền về các biện pháp chăm sóc và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời, bám sát, xử lý dịch bệnh phát sinh khi cần thiết. Đơn cử như sự việc tháng 12/2023, lợn được cấp từ Dự án “Chăn nuôi lợn nái sinh sản” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2020-2025 bị ốm chết tại 2 xã Thọ Bình, Thọ Tiến, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Triệu Sơn đã tích cực bám sát địa bàn, kiểm tra triệu chứng bệnh lý, tìm nguyên nhân và hướng dẫn người dân cách chăm sóc, nuôi dưỡng lợn bị bệnh và thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho đàn lợn tại địa phương. Nhờ đó, tình trạng đã được khắc phục, bảo đảm được đàn gia súc, gia cầm của người dân. Chị Hoàng Thị Hằng, cán bộ thú y Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Triệu Sơn, cho biết: "Chúng tôi không chỉ bám sát, theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh dịch trên đàn vật nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời mà còn thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; tận dụng những phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho đàn vật nuôi; ủ phân vi sinh, xử lý chất thải chăn nuôi... góp phần xây dựng ngành chăn nuôi hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững".
Làm tốt vai trò của mình, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Triệu Sơn tiếp tục chỉ đạo cán bộ khuyến nông phụ trách các cụm xã và khuyến nông viên các xã bám sát cơ sở, đồng hành cùng nông dân trong sản xuất, góp phần tích cực vào phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững, giá trị gia tăng cao.
Bài và ảnh: Lê Hòa
- 2024-11-02 14:20:00
Hoằng Hóa làm tốt quy hoạch để du lịch cất cánh
- 2024-11-02 14:19:00
Vướng mắc trong triển khai nhiều dự án trọng điểm
- 2024-06-03 09:53:00
Góp phần phát triển kinh tế tại các địa phương
Bản tin Tài chính ngày 3/6: Giá vàng ổn định sau những ngày “lao dốc”
Thêm Công ty SJC tham gia bình ổn thị trường vàng cùng với 4 ngân hàng
Hoằng Hóa phát triển nông nghiệp hiện đại
Đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống điện phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh mùa nắng nóng
Bản tin Tài chính ngày 2/6: Giá vàng SJC giảm 6,5 triệu trong tuần; đồng USD xác lập đà giảm tháng
Nâng cao trách nhiệm địa phương trong bảo vệ hành lang an toàn lưới điện
Đông Sơn: Thu ngân sách Nhà nước đạt nhiểu kết quả tích cực
Phát triển cây trẩu ở Mường Lát
Vinhomes Royal Island ra mắt Học viện cưỡi ngựa và Phố đi bộ Công viên Vũ Yên - Khai mở điểm đến mới tại Đông Bắc bộ