Kênh giảm nghèo hiệu quả
Công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là XKLĐ) luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, sở, ngành, địa phương, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo, nhất là ở các địa phương còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội.
Ngôi nhà mới của gia đình ông Cao Văn Toàn ở xã Cẩm Quý xây dựng từ nguồn tiền con trai đi XKLĐ gửi về.
Nhiều gia đình thoát nghèo bền vững
Xác định XKLĐ là con đường giảm nghèo nhanh, bền vững, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân nên những năm qua xã Đa Lộc (Hậu Lộc) đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo đi XKLĐ. Hiện toàn xã có 350 người đi XKLĐ. Nhiều gia đình có con em đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài gửi tiền về xây dựng nhà ở khang trang, có vốn phát kinh tế, trở thành hộ khá ở địa phương. Điển hình là hộ anh Bùi Văn Duẩn ở thôn Vạn Thắng trước đây thuộc diện hộ cận nghèo. Từ khi anh Duẩn đi XKLĐ thị trường Hàn Quốc, mỗi tháng gửi về khoảng 30 đến 40 triệu đồng, gia đình đã xây được nhà cao tầng. Cuộc sống từ đó cũng khấm khá hơn rất nhiều. Hay như gia đình ông Đặng Văn Tá ở thôn Đông Thành trước đây thuộc diện hộ cận nghèo. Từ khi có 2 con là Đặng Văn Ba và Đặng Văn Tài đi XKLĐ tại thị trường Hàn Quốc gửi tiền về, gia đình không những mua thêm đất mà còn xây dựng được 1 trang trại nuôi chim bồ câu trị giá 1,5 tỷ đồng.
Với xã Cẩm Quý (Cẩm Thủy) nhiều năm liền đứng tốp đầu của huyện trong công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hiện toàn xã có 217 người đi XKLĐ. Nguồn tiền người lao động gửi về hằng năm khoảng 68 tỷ đồng. Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Nguyễn Văn Họa, cho biết: XKLĐ đã giúp nhiều gia đình thoát nghèo. Ví như hộ các ông: Cao Viết Đình, Cao Văn Thịnh, Cao Văn Việt... có con đi XKLĐ tại thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc gửi tiền về đã xây được nhà đẹp, có điều kiện sống tốt hơn. Hơn thế, người lao động sau khi về nước sẽ dễ tìm được việc làm, có vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho cộng đồng, góp phần làm cho bộ mặt xã Cẩm Quý ngày càng “thay da đổi thịt”.
Giải quyết việc làm hiệu quả
Hậu Lộc là một huyện đồng bằng ven biển có trên 180.000 dân. Trong đó, người có khả năng lao động là 110.000 người, chiếm 61,2% số người trong độ tuổi lao động. Hằng năm, huyện quan tâm giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 người là đối tượng bộ đội hoàn thành nghĩa vụ, học sinh tốt nghiệp ở các trường chuyên nghiệp, lao động do thu hồi đất nông nghiệp. Trong đó, có trên 600 người đi XKLĐ (vượt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao 180%). Chỉ tính từ đầu năm đến nay, số người đi XKLĐ chuyển tiền về qua ngân hàng Agribank là 1.200.000 USD, tương đương 29 tỷ 400 triệu đồng. Công tác XKLĐ đã góp phần hiệu quả vào công tác giảm nghèo. Nếu năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo của huyện Hậu Lộc là 3,39%, năm 2023 là 2,71%, thì đến cuối năm 2024 giảm còn 1,46%.
Tại huyện Cẩm Thủy, nhờ thực hiện đa dạng các giải pháp, trong đó tập trung công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự chuyển biến về nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn. Qua đó, cung cấp những thông tin chính xác, đầy đủ về XKLĐ, giúp người dân yên tâm đăng ký đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Bên cạnh đó, huyện phối hợp với các doanh nghiệp có đủ uy tín ký hợp đồng đào tạo nghề chất lượng cao phù hợp với công việc theo đơn đặt hàng. Đồng thời, ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời về công tác XKLĐ nhằm ngăn chặn lừa đảo trong công tác XKLĐ... Kết quả, từ đầu năm đến nay toàn huyện đưa được gần 600 người đi XKLĐ. Kênh XKLĐ đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số có cuộc sống ổn định, sung túc hơn và vươn lên thoát nghèo bền vững.
Những kết quả nổi bật của huyện Hậu Lộc, Cẩm Thủy cũng như các địa phương khác trong tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm, giảm thiểu thất nghiệp, gia tăng thu nhập cho người dân. Riêng năm 2024, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 62.350 người lao động, vượt 7,5% kế hoạch năm. Trong đó, đưa 13.820 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, vượt gấp 2,3 lần kế hoạch năm. Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần quan trọng trong công tác bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Theo kết quả báo cáo sơ bộ từ các huyện, thị xã, thành phố, đến cuối năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh dự kiến giảm 1,4% so với năm 2023, xuống còn 2,12%, tương đương giảm 14.014 hộ nghèo (từ 35.320 hộ nghèo xuống còn 21.306 hộ nghèo). Tỷ lệ hộ cận nghèo dự kiến giảm 0,94%, xuống còn 4,63%, tương đương giảm 9.376 hộ cận nghèo (từ 55.797 hộ cận nghèo xuống còn 46.421 hộ cận nghèo).
Bài và ảnh: Mai Phương
{name} - {time}
-
2025-01-10 17:27:00
Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025 tại Hoằng Hóa
-
2025-01-10 16:56:00
Phiên chợ đặc biệt dành cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
-
2024-12-07 10:40:00
Sắp xếp dân cư vùng nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi
Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho giáo viên, học sinh các trường chuyên biệt khu vực phía Bắc
Một số thiếu sót trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công tại Bộ Y tế
Đường về... lương tâm (Bài 1): Nợ đời phải trả...
Bộ Tư lệnh Quân khu 4 trao “Nhà Đại đoàn kết” tại huyện Quan Sơn
Mừng vì “Nhà tạm lánh” vắng “khách”
Hội viên nòng cốt trong phong trào phụ nữ
Tháo dỡ công trình xây trái phép trên đất quốc phòng tại Hà Trung
Mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam