(Baothanhhoa.vn) - Xác định rõ an toàn thực phẩm (ATTP) có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sức khỏe Nhân dân, trong những năm qua, huyện Hoằng Hóa đã chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác bảo đảm vệ sinh ATTP, nhờ đó, hiện 37 xã, thị trấn đã được công nhận xã ATTP.

Huyện Hoằng Hóa nỗ lực xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn

Xác định rõ an toàn thực phẩm (ATTP) có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sức khỏe Nhân dân, trong những năm qua, huyện Hoằng Hóa đã chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác bảo đảm vệ sinh ATTP, nhờ đó, hiện 37 xã, thị trấn đã được công nhận xã ATTP.

Huyện Hoằng Hóa nỗ lực xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toànHuyện Hoằng Hóa có 26/26 chợ được công nhận chợ kinh doanh ATTP.

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm vệ sinh ATTP, huyện đã thành lập ban chỉ đạo quản lý vật tư nông nghiệp và ATTP, ban nông nghiệp xã, thị trấn, tổ giám sát ATTP thôn/bản/phố, tổ giám sát ATTP tại chợ; triển khai xây dựng các mô hình thí điểm bảo đảm ATTP trên địa bàn; chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất và tái cơ cấu nông nghiệp; quản lý, kiểm tra vật tư nông nghiệp (bao gồm cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật...); tổ chức ký cam kết đối với các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản nhỏ lẻ; tổ chức giám sát hoạt động sản xuất tại cộng đồng; kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm; tập huấn nâng cao kiến thức cho người sản xuất, tuyên truyền về ATTP, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất... Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng của huyện đã tập trung phổ biến các quy định của pháp luật về vệ sinh ATTP; các tiêu chuẩn, quy định, điều kiện và kiến thức khoa học về ATTP... cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo đảm ATTP từ khâu quản lý đến cung cấp và chế biến. Riêng đối với người tiêu dùng, tập trung tuyên truyền, hướng dẫn cách chọn mua thực phẩm an toàn; cách chế biến thực phẩm an toàn; khuyến khích người dân chủ động lựa chọn các sản phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Vì thế, đến nay huyện đã xây dựng được 46 chuỗi lúa gạo, với sản lượng đạt 50 tấn/1 chuỗi; 36 chuỗi rau, quả với sản lượng bình quân từ 50 - 100 tấn/1 chuỗi; 58 chuỗi thịt gia súc, gia cầm với sản lượng đạt 20 tấn/1 chuỗi; 45 chuỗi thủy sản với sản lượng sản phẩm của từng chuỗi 260 - 270 tấn/1 chuỗi... Về mô hình giết mổ ATTP, đến nay 100% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bảo đảm ATTP. Các cơ sở đều đã có giấy đăng ký kinh doanh, sổ khám sức khỏe, ký cam kết ATTP, sổ ghi chép, giấy xuất xứ nguồn gốc sản phẩm; các sản phẩm đều được kiểm tra vệ sinh thú y, lăn dấu, dán tem vệ sinh thú y hàng ngày.

Trong xây dựng mô hình chợ ATTP, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, đã có 26/26 chợ có thông báo, quyết định công nhận chợ kinh doanh ATTP (tại 26 xã, thị trấn); 11/11 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn đã hoàn thành (tại 11 xã: Hoằng Trinh, Hoằng Sơn, Hoằng Xuyên, Hoằng Thái, Hoằng Đạo, Hoằng Thành, Hoằng Phong, Hoằng Tân, Hoằng Tiến, Hoằng Yến, Hoằng Trường). Các sản phẩm kinh doanh tại các cửa hàng có tem nhãn, được ghi chép truy xuất nguồn gốc. Các cửa hàng có đầy đủ thủ tục hành chính như giấy đăng ký kinh doanh, sổ khám sức khỏe, bản cam kết kinh doanh an toàn... Về xây dựng bếp ăn tập thể ATTP vượt chỉ tiêu giao 34 bếp; đã có 44/44 bếp được chứng nhận bếp ăn tập thể ATTP.

Trao đổi với ông Lê Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa, được biết, để đạt được kết quả đó, huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch và xây dựng, triển khai cơ chế chính sách hỗ trợ quản lý, phát triển sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Cụ thể, HĐND huyện có Nghị quyết số 137/NQ-HĐND, ngày 19-12-2018, Nghị quyết số 291/NQ-HĐND ngày 20-12-2019 về việc dừng, điều chỉnh, bổ sung các chính sách hỗ trợ khuyến khích của HĐND huyện khóa XX, giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 85/NQ-HĐND ngày 27-7-2020 về việc kéo dài thời gian thực hiện cơ chế hỗ trợ xã, thị trấn đạt tiêu chí ATTP theo Nghị quyết số 291/NQ-HĐND ngày 20-12-2019 của HĐND huyện khóa XX, trong đó có chính sách: hỗ trợ xã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt tiêu chí về ATTP mức 100 triệu đồng/xã đối với xã đạt tiêu chí về ATTP đến ngày 31-12-2020 (đến nay đã hỗ trợ được cho 37 xã, thị trấn, với số tiền 3,7 tỷ đồng). Hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung quy mô tối thiểu 200 con gia cầm/ngày và 20 con gia súc/ngày trở lên, mức hỗ trợ 100 triệu đồng/cơ sở. Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất 1 lần cho một mô hình, với mức hỗ trợ 100.000 đồng/m2, tương đương 1 tỷ đồng/1 ha... Huyện xây dựng mục tiêu cụ thể đến năm 2025, 90% trở lên sản phẩm thực phẩm cung ứng từ ngoài huyện vào trong huyện được kiểm soát chặt chẽ, đáp ứng các quy định về vệ sinh ATTP; 70% trở lên thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn huyện được cung cấp thông qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận; 100% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm duy trì việc đáp ứng quy định về điều kiện vệ sinh ATTP; 100% bếp ăn tập thể của cơ quan, doanh nghiệp, trường học, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng ăn uống duy trì đáp ứng quy định về điều kiện vệ sinh ATTP; 100% trở lên chợ, cửa hàng kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện duy trì các quy định về điều kiện vệ sinh ATTP; 40% trở lên số xã, thị trấn trên địa bàn huyện đạt tiêu chí vệ sinh ATTP nâng cao.

Bài và ảnh: Tô Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]