Huyện đoàn Yên Định đồng hành cùng thanh niên lập thân lập nghiệp
Thời gian qua, phong trào “Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” ở các cơ sở đoàn trên địa bàn huyện Yên Định có sức lan tỏa sâu rộng. Từ phong trào, nhiều đoàn viên thanh niên năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất đã vươn lên làm giàu chính đáng góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo của địa phương.
Anh Trịnh Đình Nhạc, thị trấn Quý Lộc giới thiệu sản phẩm miến gạo Phúc Thịnh.
Anh Trịnh Đình Nhạc (tổ dân phố số 6, thị trấn Quý Lộc) là một trong những tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi. Năm 2017, nhận thấy cách sản xuất miến thủ công ở địa phương có năng suất không cao, anh đã đi học tập và mua máy móc thay thế lao động thủ công. Anh Nhạc cho biết: "Sau nhiều lần thất bại khi áp dụng máy móc, cuối cùng tôi cũng tìm ra công thức để làm ra những sợi miến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, với thương hiệu miến gạo Phúc Thịnh. Những ngày đầu, tôi được đoàn thanh niên thị trấn, Huyện đoàn đã động viên, đưa sản phẩm của tôi tham gia các hội chợ triển lãm, giới thiệu trên các sàn thương mại điện tử. Đến nay, sản phẩm này đã được công nhận OCOP 3 sao. Mỗi ngày, cơ sở của tôi cung ứng cho thị trường khoảng 2 - 3 tạ miến, tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động với thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng”.
Hiện nay trên địa bàn huyện Yên Định có gần 400 mô hình phát triển kinh tế và 120 doanh nghiệp do thanh niên làm chủ; trong đó có khoảng 80 mô hình, doanh nghiệp có mức thu nhập từ 150 triệu đồng/năm trở lên. Các mô hình tập trung chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, cơ khí, dịch vụ... Điển hình như: mô hình chế tạo máy làm miến, sấy khô miến của thanh niên Trịnh Khắc Minh; mô hình chăn nuôi gà lông trắng quy mô 10 nghìn con/lứa của thanh niên Phạm Văn Trung ở thị trấn Quý Lộc; mô hình trang trại tổng hợp của thanh niên Nguyễn Minh Chức ở thị trấn Yên Lâm; mô hình trồng bưởi Diễn của thanh niên Trịnh Đình Quốc Việt ở xã Yên Ninh...
Để hỗ trợ đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, Huyện đoàn Yên Định đã tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho thanh niên và xã hội về học nghề, lập nghiệp; giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách của Nhà nước về học nghề, tạo việc làm cho thanh niên. Tổ chức tốt các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT. Đồng thời, chỉ đạo các đoàn xã, thị trấn chủ động khảo sát, nắm bắt thông tin thị trường lao động và nhu cầu việc làm của thanh niên; tổ chức gặp gỡ, trao đổi giữa thanh niên với người sử dụng lao động và các doanh nghiệp; tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp, tham quan, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình thanh niên phát triển kinh tế, mô hình bí thư chi đoàn tiên phong khởi nghiệp có nguồn thu nhập cao, ổn định trên địa bàn.
Trong những năm qua, Huyện đoàn còn hỗ trợ thanh niên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Định hỗ trợ hoạt động vay vốn ủy thác cho thanh niên phát triển kinh tế tại địa phương. Đến nay, toàn huyện có 70 thanh niên vay vốn khởi nghiệp với tổng dư nợ trên 4,5 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay ưu đãi đã tạo cơ hội giúp đoàn viên thanh niên phát triển sản xuất, phát huy nội lực, khai thác thế mạnh của địa phương để vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Để thực hiện tốt phong trào “Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp”, Huyện đoàn đã chỉ đạo cơ sở đoàn xã, thị trấn vận động đoàn viên, thanh niên thành lập các câu lạc bộ như: “Thanh niên làm kinh tế giỏi”, “Thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế”. Hiện các cơ sở đã thành lập 8 câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế giỏi, 1 câu lạc bộ thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế. Bằng tinh thần học hỏi và sự sáng tạo, nhiều thanh niên trên địa bàn huyện Yên Định đã áp dụng thành công các mô hình sản xuất, góp phần phát triển kinh tế địa phương, cải thiện đời sống cho gia đình và bản thân.
Anh Nguyễn Văn Cúc, Phó Bí thư Huyện đoàn Yên Định, cho biết: “Huyện đoàn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, năng lực của đoàn viên, thanh niên trong phát triển kinh tế; khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề. Đồng thời, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, ngân hàng giúp thanh niên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, tiếp cận tiến bộ khoa học - kỹ thuật để thanh niên khởi nghiệp thành công. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả về phát triển kinh tế đến đông đảo đoàn viên thanh niên tại địa phương”.
Bài và ảnh: Minh Khanh
{name} - {time}
-
2024-12-12 11:47:00
Thực hiện các chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
-
2024-12-11 12:08:00
Thạch Thành phát huy vai trò giám sát của HĐND trong phòng, ngừa tham nhũng, tiêu cực
-
2024-10-02 15:02:00
Tăng cường đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân
Công khai, minh bạch để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực
Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là người dân tộc thiểu số (Bài cuối): “Coi trọng chất lượng hơn số lượng”
Hà Trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Chuyển biến trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nạo, tố cáo ở Cẩm Thủy
Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là người dân tộc thiểu số (Bài 2): Cán bộ người DTTS ở các huyện vùng cao biên giới
Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường
Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là người dân tộc thiểu số (Bài 1): Chọn “hạt giống đỏ”
Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp quán triệt, triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp
Thiệu Hóa: 9 tháng, 25/27 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm 2024