Hội LHPN huyện Hậu Lộc nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình
Thời gian qua, các cấp Hội LHPN huyện Hậu Lộc đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, xây dựng, nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ), góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc.
Tham gia sinh hoạt CLB giúp chị em phụ nữ phần nào tự tin, thổ lộ những tâm tư, tình cảm của mình.
Chi hội phụ nữ thôn Đại Hữu, xã Mỹ Lộc đã xây dựng các mô hình “gia đình hạnh phúc, xóa đói giảm nghèo”, các câu lạc bộ (CLB) “Dân vũ - thể thao”, “Dân vũ - Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”... để thu hút hội viên tham gia sinh hoạt, xây dựng tổ chức hội vững mạnh... Thông qua mô hình, các thành viên tham gia đã tích cực trong việc tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ trực tiếp những vấn đề liên quan đến phòng, chống BLGĐ; xâm hại phụ nữ, trẻ em; chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em; phòng, chống bạo lực học đường; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường... tạo một môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em trên địa bàn.
Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Đại Hữu, Lê Thị Hương cho biết: “Thông qua sinh hoạt tại các mô hình kinh tế, CLB chúng tôi nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của các chị em để đưa ra những biện pháp can thiệp kịp thời khi có những tình huống xảy ra trong gia đình các hội viên”.
Tại xã Mỹ Lộc, Hội LHPN xã đã đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”. Theo đó đã phát động cán bộ, hội viên, phụ nữ thực hiện 4 tiêu chí, đó là: có tri thức, có đạo đức, có sức khỏe và có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, đất nước. Qua đó, từng hội viên tự rèn luyện các phẩm chất đạo đức “tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt Nam; giữ gìn uy tín cá nhân, là tấm gương tốt trong gia đình và cộng đồng về rèn luyện đạo đức; ứng xử có văn hóa, phù hợp với các quy tắc đạo đức, quy ước, quy định của cộng đồng. Đồng thời, các thôn thành lập các mô hình CLB “Gia đình hạnh phúc, xóa đói giảm nghèo”, “Xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững”... Các mô hình, CLB là địa chỉ tin cậy, nơi trợ lực cho việc xây dựng gia đình hạnh phúc.
Bà Phạm Thị Nhường, Chủ tịch Hội LHPN xã Mỹ Lộc cho biết: “Chúng tôi thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em, phòng, chống BLGĐ. Huy động sự tham gia của hội viên, cộng đồng trong thúc đẩy bình đẳng giới và ngăn ngừa bạo lực với phụ nữ và trẻ em. Hội, các chi hội sẵn sàng lên tiếng, can thiệp trực tiếp vào những việc có liên quan đến tình trạng xâm hại tình dục với phụ nữ và trẻ em, bạo lực học đường, BLGĐ...”.
Để các mô hình phòng, chống BLGĐ phát huy hiệu quả, thời gian qua, Hội LHPN huyện Hậu Lộc tập trung nâng cao công tác bồi dưỡng cho phụ nữ làm công tác gia đình. Đặc biệt, việc kịp thời can thiệp, ngăn ngừa BLGĐ ở cộng đồng dân cư được triển khai đồng bộ ở các xã, thị trấn và nhóm công tác ở thôn, khu phố, tổ hòa giải cơ sở, từ đó hạn chế đến mức thấp nhất các vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của các đối tượng bị BLGĐ. Từ đầu năn 2024 đến nay, Hội LHPN huyện đã tổ chức 7 lớp truyền thông phòng chống BLGĐ, với hơn 500 hội viên phụ nữ tham gia. Qua các lớp tập huấn, chị em phụ nữ đã nhận thức rõ được các hành vi BLGĐ, không còn xem BLGĐ là chuyện của riêng gia đình.
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Hậu Lộc có 16 CLB gia đình phát triển bền vững; 5 CLB phòng, chống BLGĐ; 63 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng; 153 tổ hòa giải cơ sở... Các thành viên trong CLB xây dựng quỹ hoạt động, thăm hỏi khi các hội viên ốm đau, khen thưởng các cháu có thành tích học tập tốt... Từ các hoạt động thiết thực, ý nghĩa trên đã giúp các gia đình thành viên trong CLB đoàn kết, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nuôi dạy con cái, cách ứng xử phù hợp với văn hóa gia đình... góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mỗi gia đình, đẩy lùi tệ nạn xã hội trên địa bàn.
Bà Vũ Thị Vân, Chủ tịch Hội LHPN huyện Hậu Lộc, cho biết: “Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn huyện chưa ghi nhận vụ BLGĐ nào. Điều này không có nghĩa là tình trạng BLGĐ không còn mà nó đang phản ánh tình trạng chị em phụ nữ bị BLGĐ luôn mang tâm lý e ngại, sợ mang tiếng, bị cười chê nên phần nhiều chọn im lặng, chịu đựng. Vì vậy, Hội LHPN huyện tập trung tìm giải pháp để tháo gỡ các nút thắt tâm lý để chị em sẵn sàng chia sẻ các hành vi bạo lực, bày tỏ những vấn đề khúc mắc trong gia đình để cùng nhau tìm giải pháp khắc phục những khó khăn trong cuộc sống...”.
Bài và ảnh: Minh Khanh
{name} - {time}
-
2024-12-21 23:08:00
Phát triển rừng bền vững (Bài 2): Tiềm năng mở nhưng còn nhiều “rào cản”
-
2024-12-21 21:18:00
Không phải cứ nhịn, rồi sẽ lành
-
2024-11-21 09:56:00
“Bật đèn xanh” cho dạy thêm, học thêm (Bài 2): Các nhà trường nói gì?
Hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hộ nghèo, hộ chính sách trên địa bàn tỉnh
Nỗ lực “Không để ai bị bỏ lại phía sau”
Phấn đấu “về đích” sớm việc số hóa dữ liệu hộ tịch
Người dân cần cảnh giác trước nguy cơ cháy nổ từ việc đốt rác tự phát
Ấm áp trong ngày đặc biệt
Cuộc thi “Rực rỡ Cố đô” – Lan tỏa tình yêu Di sản tại Thành Nhà Hồ
Người Việt chọn thắt chặt chi tiêu nhưng vẫn tăng cường đầu tư cho sức khỏe
Mở hướng tương lai từ nguồn vốn vi mô
Xử lý xe tự chế, xe kéo