(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, bằng nguồn kinh phí khuyến công của Trung ương và của tỉnh, Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng (Sở Công Thương) đã triển khai thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất. Cùng với đó, các chương trình xúc tiến thương mại cũng hỗ trợ tích cực cho các chủ thể tăng cường kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Hoạt động khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Thời gian qua, bằng nguồn kinh phí khuyến công của Trung ương và của tỉnh, Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng (Sở Công Thương) đã triển khai thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất. Cùng với đó, các chương trình xúc tiến thương mại cũng hỗ trợ tích cực cho các chủ thể tăng cường kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Hoạt động khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranhHệ thống máy móc mới được hỗ trợ đầu tư tại Công ty TNHH Lâm sản Đại Phát.

Thanh Hóa có nguồn nguyên liệu lâm sản dồi dào. Tuy nhiên, giá trị gia tăng của ngành gỗ lại chưa cao do chủ yếu xuất bán thô cho thương lái hoặc sơ chế. Trước hạn chế này, Đề án khuyến công quốc gia (KCQG) điểm “Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh phát triển chế biến lâm sản giai đoạn 2018-2020 và giai đoạn 2023-2025” đã được triển khai, với mục tiêu hỗ trợ DN một số thiết bị chế biến sâu, tiến tới nâng cao nhận thức về áp dụng công nghệ cho DN.

Với đề án này, trong giai đoạn 2018-2020, nguồn kinh phí khuyến công đã hỗ trợ các DN, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh phát triển chế biến lâm sản, với tổng kinh phí hỗ trợ 6,5 tỷ đồng, bao gồm: Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến lâm sản cho 11 đơn vị; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật trong chế biến lâm sản cho 4 đơn vị; tổ chức 1 hội thảo nâng cao năng suất chất lượng, phát triển chế biến lâm sản cho 150 đại biểu. Cùng với nguồn lực của DN, các chương trình hỗ trợ này bước đầu đã giúp các DN được thụ hưởng như: Công ty CP Công nghiệp gỗ Trường Sơn, Công ty TNHH Triệu Thái Sơn, Công ty TNHH Xuyên Bình... tiếp cận thêm một số thị trường xuất khẩu mới như: Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc...

Giai đoạn 2023-2025, Đề án KCQG tiếp tục triển khai hỗ trợ các cơ sở, DN đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, máy móc thiết bị công nghệ cao trong chế biến lâm sản. Trong năm 2023, với nguồn kinh phí 3,7 tỷ đồng, đề án đã hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến trong chế biến lâm sản cho 9 đơn vị; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật trong chế biến lâm sản cho 1 đơn vị.

Điển hình như Công ty TNHH Lâm sản Đại Phát (Như Thanh) là một trong những đơn vị được thụ hưởng nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chương trình KCQG năm 2023. Trong hệ thống máy móc trị giá 13,8 tỷ đồng, công ty đã được đề án hỗ trợ đầu tư máy may ván, hệ thống lò hơi, máy lật ván, máy mài lưỡi cưa tự động... giúp DN hoàn thành đồng bộ quy trình sản xuất. Với hệ thống máy móc này, Công ty TNHH Lâm sản Đại Phát là đơn vị đầu tiên sản xuất thành công gỗ ván ép xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu gỗ bạch đàn, keo và gỗ tạp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và ký kết thành công nhiều hợp đồng xuất khẩu dài hạn với đối tác Nhật Bản.

Theo Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng, cùng với hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất, hỗ trợ mô hình trình diễn kỹ thuật, từ năm 2023 đến nay, đơn vị cũng hỗ trợ cho các DN trên địa bàn tỉnh tham gia hơn 10 hội chợ trong nước; tổ chức nhiều phiên chợ kết nối cung cầu quảng bá giới thiệu sản phẩm, để tìm kiếm kết nối thêm khách hàng, thị trường mới.

Tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 21.000 DN đang hoạt động, trong đó hơn 90% là các DN nhỏ và siêu nhỏ, cần hỗ trợ thêm nguồn lực để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo kế hoạch, giai đoạn 2022-2025, tỉnh Thanh Hóa sẽ được thụ hưởng nguồn kinh phí gần 40 tỷ đồng để triển khai các chương trình khuyến công. Đây sẽ là động lực quan trọng giúp các DN tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Theo Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng, mặc dù mức hỗ trợ đối với từng dự án chưa lớn, nhưng đó là sự khẳng định hướng đi đúng của các cơ sở sản xuất trong phát triển kinh tế, giúp cho các chủ đầu tư, DN vững tin hơn trong quá trình đầu tư sản xuất và mở rộng thị trường. Hiện nay, đơn vị đang phối hợp với Phòng Quản lý khuyến công - Cục Công Thương địa phương rà soát các đề án KCQG đợt 1 năm 2024 và kiểm tra tiến độ thực hiện đề án của các đơn vị thụ hưởng, hướng dẫn các DN hoàn thiện hồ sơ đầu tư; lắp đặt thiết bị máy móc, vận hành thiết bị đã được đăng ký xin hỗ trợ khuyến công; chuẩn bị ký hợp đồng đề án điểm về chế biến lâm sản thuộc Chương trình KCQG năm 2024. “Trung tâm sẽ hướng dẫn tận tình các chủ thể về hồ sơ thủ tục làm sao tạo điều kiện tốt nhất cho các chủ thể tham gia chương trình khuyến công, ứng dụng máy móc vào sản xuất và hỗ trợ tham gia nhiều hơn nữa hội chợ, kết nối cung cấp để mở rộng thị trường cho các sản phẩm”, ông Hoàng Xuân Phong, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng, cho biết.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]