(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Nga Sơn đã tập trung phát huy lợi thế, triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mới, quy mô lớn theo hướng ứng dụng công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển nông nghiệp bền vững. Qua đó, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Hiệu quả các mô hình kinh tế nông nghiệp tại huyện Nga Sơn

Những năm qua, huyện Nga Sơn đã tập trung phát huy lợi thế, triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mới, quy mô lớn theo hướng ứng dụng công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển nông nghiệp bền vững. Qua đó, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Hiệu quả các mô hình kinh tế nông nghiệp tại huyện Nga SơnMô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu trong nhà kính cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Nga Liên.

Trong lĩnh vực trồng trọt, huyện luôn duy trì tổng diện tích lúa cả năm hơn 7.000ha, trong đó vụ xuân 3.732ha, vụ mùa gần 3.300ha. Năm 2023, năng suất lúa cả năm của huyện đạt 129,46 tạ/ha, tăng 0,07 tạ/ha so với năm 2022; diện tích cói vụ chiêm xuân đạt 746ha; năng suất ước đạt 76,5 tạ/ha, sản lượng đạt 5.706 tấn... Các nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt được huyện triển khai tích cực, hiệu quả. Theo đó, để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, huyện Nga Sơn đã vận động, khuyến khích các hộ dân, HTX, doanh nghiệp tích tụ đất đai thông qua các hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, góp đất để hình thành vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. 6 tháng đầu năm 2024, toàn huyện đã tích tụ được 70ha đất, nâng tổng số diện tích đất đai được tích tụ để sản xuất nông nghiệp tập trung toàn huyện lên hơn 660ha. Cùng với đó, trên địa bàn huyện Nga Sơn hiện có 36,5ha diện tích nhà lưới, nhà kính phục vụ sản xuất rau, củ, quả, hoa hữu cơ, tập trung ở các xã: Nga Giáp, Nga Thành, Nga Bạch, Nga Phượng, Nga Trung... Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mới theo hướng công nghệ cao trong nhà lưới, nhà kính mang lại hiệu quả kinh tế khá, được nhiều người dân tham gia. Cụ thể, tại xã Nga Giáp, từ năm 2019 đến nay, người dân trong xã đã phát triển được gần 17.000m2 nhà lưới, nhà kính để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Điển hình như mô hình của gia đình Mai Ngọc Biên, ở thôn Lục Sơn, xã Nga Giáp. Từ năm 2021, gia đình anh Biên đã đầu tư hơn 400 triệu đồng để xây dựng 1.000m2 nhà màng trồng dưa Kim Hoàng hậu. Mỗi năm anh Biên có thể trồng 4 lứa dưa, tổng sản lượng đạt 14 tấn. Với giá bán trung bình 30 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí cho lợi nhuận trên 200 triệu đồng.

Cùng với trồng trọt, huyện Nga Sơn cũng đang tích cực áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản. Toàn huyện có tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 1.799ha; trong đó có gần 30ha nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, nuôi trong nhà lưới, nhà kính. Năng suất nuôi tôm thẻ trong nhà kính đạt 25 - 30 tấn/vụ. Điển hình như hộ ông Lê Văn Tăng ở thôn Đô Lương, xã Nga Thủy. Với gần 2ha nuôi trồng thủy sản, ông Tăng đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thực hiện chuyển đổi sang nuôi tôm theo hướng công nghiệp, nên đã giảm thiểu được rủi ro trong sản xuất, duy trì ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế. Đến nay, gia đình ông đã phát triển được 10 ao nuôi công nghiệp, sản lượng tôm hàng năm đạt khoảng 10 tấn, cho doanh thu ước khoảng 15 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 10 lao động.

Được biết, Nga Tân là xã ven biển của huyện Nga Sơn có tiềm năng, thế mạnh về nuôi trồng thủy sản và trồng cói, phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đảng ủy xã Nga Tân đã ban hành nghị quyết về chuyển đổi vùng trồng cói kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng. Đến nay, xã Nga Tân có gần 200ha nuôi trồng thủy sản và duy trì nghề trồng cói truyền thống trên 190ha.

Xác định phát triển nông nghiệp bền vững, gắn với XDNTM nâng cao, kiểu mẫu là việc làm cần thực hiện tốt, đạt kết quả. Qua đó, nâng cao hiệu quả đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng nông thôn, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phong trào thi đua chung sức XDNTM được cả hệ thống chính trị, đặc biệt là nhân dân trong huyện tích cực hưởng ứng sâu rộng, tạo sức lan tỏa khắp các vùng nông thôn. Vai trò chủ thể của người dân ngày càng phát huy, thể hiện ở sự đồng thuận, tích cực hưởng ứng tham gia hiến đất, công sức, trí tuệ để XDNTM. Đến nay, huyện NTM Nga Sơn là một trong những địa phương có số lượng sản phẩm OCOP nhiều nhất toàn tỉnh; bình quân toàn huyện đạt 11,47/19 tiêu chí NTM nâng cao/xã.

Thời gian tới, huyện Nga Sơn sẽ tiếp tục định hướng phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế theo các mục tiêu, nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, tạo đà trong XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]