Giữ an toàn thị trường tiền tệ
Để quản lý hiệu quả hoạt động của toàn ngành và từng tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã tăng cường công tác thanh, kiểm tra đối với hoạt động tiền tệ trên địa bàn, đặc biệt là việc thực hiện các quy định về cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay theo lãi suất thỏa thuận, quản lý ngoại hối và một số tổ chức tín dụng có khả năng rủi ro. Qua đó, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
Khách hàng giao dịch tại Agribank Thanh Hóa.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì hoạt động tài chính - ngân hàng diễn ra rất sôi động trên địa bàn tỉnh. Các TCTD đang phát triển nhanh về quy mô và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ. Tính đến cuối tháng 7/2024 toàn tỉnh có 119 TCTD, gồm 35 chi nhánh ngân hàng thương mại, 1 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội, 1 chi nhánh ngân hàng phát triển, 1 chi nhánh ngân hàng HTX, 1 tổ chức tài chính vi mô, 2 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô Tình thương, 67 quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND) và 11 công ty tài chính. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh tiền tệ vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong khi không ít chính sách đưa ra còn bộc lộ nhiều bất cập, không theo kịp thị trường, khiến hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, một trong những giải pháp quan trọng nhằm hạn chế tối đa những rủi ro đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng là phải quan tâm, chú trọng công tác thanh tra, giám sát.
Công tác giám sát đã hướng vào các hoạt động có tiềm ẩn rủi ro cao. Qua công tác giám sát, NHNN đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, cảnh báo, chấn chỉnh một số nội dung liên quan đến hoạt động của các TCTD, trong đó yêu cầu các TCTD nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của NHNN về hoạt động của TCTD, hoạt động tư vấn, đại lý bảo hiểm, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp; chủ động đánh giá, nhận diện sớm, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát, hạn chế rủi ro phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng trên toàn hệ thống. Đồng thời, nghiêm cấm việc cấp tín dụng không đúng quy định pháp luật, cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi không đúng quy định; chủ động thực hiện ngay các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo đúng quy định của pháp luật và một số vấn đề khác; tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, kiểm soát các hành vi vi phạm làm phát sinh nợ xấu tại các TCTD.
7 tháng năm 2024, NHNN Thanh Hóa đã thực hiện hàng chục cuộc thanh, kiểm tra tại các TCTD. Qua thanh, kiểm tra các lỗi thường gặp chủ yếu là về thủ tục hồ sơ cho vay, công tác thẩm định cho vay, tài sản bảo đảm, việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, xử lý các khoản nợ xấu... Nhìn chung, phần lớn các sai phạm về cơ bản không mang tính chủ quan, cố ý, mà thường là những sai sót trong quá trình tác nghiệp hoặc do cán bộ làm trực tiếp chưa hiểu hết về nghiệp vụ. Do đó, các sai sót chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng và đều được khắc phục kịp thời.
Khách hàng đến giao dịch tại Vietcombank Bỉm Sơn Thanh Hóa.
Việc thanh, kiểm tra tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho khách hàng, NHNN Thanh Hóa cũng đã thực hiện chỉ đạo, quản lý, theo dõi các TCTD trên địa bàn thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Trong đó, đặc biệt tập trung thực hiện các giải pháp chỉ đạo xử lý, chấn chỉnh, theo dõi kết quả khắc phục theo phương án cơ cấu lại được phê duyệt đối với các QTDND yếu kém và một số quỹ có vi phạm trong hoạt động từ những năm trước. Cụ thể, NHNN Thanh Hóa tiếp tục thực hiện kiểm soát đặc biệt theo đúng quy định của pháp luật đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn, QTDND Hoằng Đồng, QTDND Hoằng Trinh (Hoằng Hóa), QTDND Vân Sơn (Triệu Sơn), và đang triển khai trình tự, thủ tục phương án xử lý phá sản (đợt 1) theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam đối với các QTDND Hoằng Đồng, Hoằng Trinh.
Với những giải pháp quyết liệt, đến nay công tác xử lý QTDND yếu kém đạt nhiều kết quả tích cực, hoạt động của các QTDND thời gian qua cơ bản ổn định, nhiều tồn tại, hạn chế đã được phát hiện và chấn chỉnh kịp thời. Đến cuối tháng 7/2024, tổng nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại, hệ thống QTDND trên địa bàn là 1.643 tỷ đồng, chiếm 0,8%/tổng dư nợ.
Có thể thấy, công tác thanh, kiểm tra đã và đang góp phần mang lại hiệu quả thiết thực trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Nhất là vào thời điểm những tháng cuối năm dư nợ tín dụng tăng trưởng nước rút, giao dịch tín dụng tăng mạnh, nhu cầu về tiền mặt của doanh nghiệp và người dân tăng cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về tín dụng, đòi hỏi công tác thanh, kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng tại các TCTD phải được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ. Do đó, trong thời gian tới, NHNN Thanh Hóa sẽ tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực ngân hàng, bảo đảm nguồn vốn cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, giữ an toàn thị trường tiền tệ, hạn chế rủi ro và kiểm soát nợ xấu an toàn.
Bài và ảnh: Minh Hà
{name} - {time}
-
2025-01-12 16:38:00
Doanh nghiệp Thanh Hóa với danh hiệu “Sao Vàng Đất Việt”
-
2025-01-12 14:45:00
“Chìa khóa” đưa Thanh Hóa tiến nhanh, tiến mạnh
-
2024-08-03 10:24:00
Vietjet được vinh danh trong Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024
Bản tin Tài chính 3/8: Giá vàng trong nước vượt ngưỡng 78 triệu đồng
EVNNPC kiểm tra tình hình thực hiện đầu tư dự án lưới điện trung hạ và công tác tài chính kế toán tại PC Thanh Hóa
Bảo đảm an toàn diện tích nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão
Vốn vay Tài chính vi mô Thanh Hóa góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững
Trao giải Nhất Chương trình “Hóa đơn may mắn” quý II/2024
Bản tin Tài chính 2/8: Giá vàng đột ngột tăng
Xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP Thanh Hóa tại TP Hà Nội
Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo tiêu chuẩn VietGAP
Được đăng ký giao dịch thuế điện tử bằng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 từ 28/8/2024