(Baothanhhoa.vn) - Ngày 3-10, Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh do đồng chí Lê Quang Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn, đã có buổi giám sát chuyên đề việc chấp hành pháp luật về quản lý đất công gắn với quản lý, sử dụng tài sản công sau sáp nhập các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019 - 2023 tại huyện Yên Định và Sở Tài chính.

Giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý đất công, tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Ngày 3-10, Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh do đồng chí Lê Quang Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn, đã có buổi giám sát chuyên đề việc chấp hành pháp luật về quản lý đất công gắn với quản lý, sử dụng tài sản công sau sáp nhập các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019 - 2023 tại huyện Yên Định và Sở Tài chính.

Giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý đất công, tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Đồng chí Lê Quang Hùng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát và các thành viên trong đoàn giám sát thực tế tại công sở xã Yên Phú (Yên Định).

Giai đoạn 2019 - 2023, huyện Yên Định thực hiện sáp nhập 6 đơn vị hành chính cấp xã, 6 đơn vị sự nghiệp công lập khối trường học, 5 đơn vị sự nghiệp công lập khối kinh tế, văn hóa.

Giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý đất công, tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh giám sát tại huyện Yên Định.

Sau khi sáp nhập, huyện Yên Định có 16/247 cơ sở nhà, đất dôi dư không còn nhu cầu sử dụng với tổng diện tích hơn 24.172 m2, bao gồm 4 trụ sở làm việc của các đơn vị sự nghiệp cấp huyện, 3 công sở UBND xã và 9 nhà văn hóa thôn.

Giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý đất công, tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Đồng chí Đinh Ngọc Thúy, Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát.

Toàn bộ cơ sở nhà, đất thuộc các đơn vị sáp nhập đã được UBND tỉnh phê duyệt phương án sắp xếp, xử lý tài sản công. Trong đó, có 231 cơ sở nhà, đất giữ lại tiếp tục sử dụng theo đúng công năng, mục đích; 16 cơ sở nhà, đất dôi dư đã chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý và đang trình UBND tỉnh phê duyệt phương án xử lý cụ thể.

Giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý đất công, tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Chủ tịch UBND huyện Yên Định phát biểu tại buổi giám sát.

Thực hiện phương án sắp xếp, xử lý tài sản công đã được UBND tỉnh phê duyệt, UBND huyện Yên Định đã rà soát, đưa các cơ sở nhà, đất dôi dư sau sáp nhập vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong đó, chuyển đổi mục đích sử dụng của 4 cơ sở nhà, đất từ đất trụ sở thành đất thương mại - dịch vụ; chuyển đổi mục đích sử dụng của 10 cơ sở nhà, đất từ đất văn hóa thành đất ở; dự kiến chuyển đổi sang đất giáo dục đối với 1 cơ sở (UBND xã Yên Bái cũ) và 1 cơ sở chuyển mục đích sang đất y tế (UBND xã Yên Phú cũ).

Sở Tài chính là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tỉnh. Giai đoạn 2019-2023, Sở Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của 27 huyện, thị xã, thành phố và cơ sở nhà, đất của các ban, sở, ngành và đơn vị công lập cấp tỉnh.

Giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý đất công, tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh giám sát tại Sở Tài chính.

Tổng số cơ sở nhà đất trên địa bàn toàn tỉnh đã phê duyệt phương án sắp xếp là 11.651 cơ sở. Trong đó, số cơ sở nhà, đất của các sở, ngành và đơn vị cấp tỉnh là 503 cơ sở; số cơ sở nhà, đất của các huyện, thị xã, thành phố là 11.148 cơ sở.

Giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý đất công, tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Đồng chí Đỗ Ngọc Duy, Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát.

Công tác rà soát và điều chỉnh phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản là nhà, đất và các tài sản khác sau khi có quyết định phê duyệt phương án sắp xếp được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Hiện nay, đã có 10 huyện được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án; 1 huyện là Đông Sơn không có cơ sở nhà, đất dôi dư; 16 huyện đang hoàn thiện hồ sơ để trình UBND tỉnh phê duyệt.

Giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý đất công, tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Cao Tiến Đoan phát biểu tại buổi giám sát.

Tổng cơ sở nhà, đất dôi dư tại 27 huyện, thị xã, thành phố là 995 cơ sở (nhà văn hóa thôn, bản là 366; cơ sở nhà, đất khác 629). Chia thành 3 nhóm: Đơn vị khối xã (trụ sở cấp xã, trung tâm văn hóa xã, trạm y tế xã, nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố); trụ sở các đơn vị cấp huyện (công sở huyện, trường học, các đơn vị sự nghiệp khác); tài sản đơn vị cấp trên chuyển giao về huyện.

Giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý đất công, tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Giám đốc Sở Tài chính phát biểu tại buổi giám sát.

Đối với số cơ sở nhà, đất dôi dư sau sáp nhập, các địa phương đã đề xuất nhiều phương án xử lý: Thu hồi; chuyển giao về địa phương để quản lý, xử lý; điều chuyển; bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạm giữ lại tiếp tục sử dụng.

Giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý đất công, tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Đồng chí Lê Quang Hùng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát phát biểu kết luận buổi giám sát.

Phát biểu kết luận buổi giám sát, đồng chí Lê Quang Hùng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát đánh giá cao công tác quản lý tài sản dôi dư ở huyện Yên Định. Qua giám sát thực tế cho thấy, công tác quản lý cơ sở nhà, đất dôi dư sau sáp nhập được huyện Yên Định quản lý chặt chẽ, không có tình trạng sử dụng sai mục đích, sai quy hoạch, bị lấn chiếm, sử dụng trái phép tài sản công.

Để nâng cao hiệu quả quản lý đất công và quản lý, sử dụng tài sản công, đồng chí Trưởng đoàn giám sát đã gợi mở một số phương án xử lý. Theo đó, đối với nhà văn hóa thôn nên bàn giao cho Nhân dân sử dụng vì nhiều nhà văn hóa được Nhân dân hiến đất và đóng góp kinh phí xây dựng.

Đối với các cơ sở nhà, đất dôi dư, cơ sở nào có lợi thế thì huyện nên chuyển đổi thành đất thương mại - dịch vụ hoặc chuyển đổi thành đất ở để phát huy hiệu quả. Các cơ sở được chuyển đổi mục đích sử dụng cần thực hiện đúng theo quy định.

Sau khi UBND tỉnh phê duyệt phương án mới, huyện Yên Định cần triển khai nghiêm túc, bảo đảm hiệu quả cao nhất đối với từng tài sản.

Đối với Sở Tài chính, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện cần nêu cụ thể để kiến nghị Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi cho phù hợp với quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Sở cần tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp của các thành viên trong đoàn giám sát để hoàn chỉnh báo cáo, làm nổi bật những kết quả mà Sở Tài chính đã làm được trong thời gian qua. Đối với những đề xuất, kiến nghị, Sở Tài chính có văn bản nêu cụ thể, chi tiết để đoàn giám sát tiếp thu, tổng hợp, báo cáo HĐND tỉnh.

Giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý đất công, tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Đoàn giám sát khảo sát thực tế tại công sở xã Yên Bái (Yên Định).

Trước khi làm việc với UBND huyện Yên Định, đồng chí Lê Quang Hùng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát và các thành viên trong đoàn đã đi giám sát thực tế công sở dôi dư xã Yên Bái, xã Yên Phú và Trung tâm văn hóa - thể thao huyện.

Tố Phương


Tố Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]