Giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão số 3
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 23/12/2024 về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi).
Thời gian thực hiện giảm lãi suất cho vay từ ngày 1/9/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
Theo Quyết định nêu rõ, đối tượng giảm lãi suất cho vay là khách hàng vay vốn các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quy định về lãi suất (bao gồm cả tổ chức và cá nhân) tại 26 địa phương khu vực miền Bắc và Thanh Hóa.
Mức giảm lãi suất cho vay là 2%/năm. Áp dụng đối với khoản vay có dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội từ ngày 1/9/2024 đến hết ngày 31/12/2024. Thời gian thực hiện giảm lãi suất cho vay từ ngày 1/9/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Chính sách xã hội tăng cường các biện pháp cân đối chi phí hoạt động để thực hiện việc giảm lãi suất cho vay trong phạm vi kế hoạch vốn cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý được giao năm 2024; chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tính chính xác của thông tin số liệu báo cáo, tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo an toàn hoạt động và chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Theo VGP News
{name} - {time}
-
2024-12-23 18:32:00
Xuất nhập khẩu của Việt Nam lập kỷ lục mới, vượt hơn 100 tỷ USD so với 2023
-
2024-12-23 12:35:00
Hỗ trợ người nghèo “an cư” đón tết
-
2024-12-23 10:37:00
Thị trường giỏ quà Tết 2025: Hàng Việt chiếm ưu thế
Chủ động phục vụ nước tưới sản xuất vụ chiêm xuân năm 2025
Thúc đẩy công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản
Cơ chế đặc thù làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Cơ hội nào cho nhà thầu nội?
Bản tin Tài chính 23/12: Giá vàng bật tăng trong tuần mới?
EU nâng tần suất kiểm tra sầu riêng Việt Nam lên 20%
Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
Bản tin Tài chính 22/12: Vàng giảm mạnh trong tuần, dự báo triển vọng lạc quan mới
Phát triển rừng bền vững (Bài 2): Tiềm năng mở nhưng còn nhiều “rào cản”
Những mô hình trang trại tuần hoàn khép kín cho thu nhập cao