Tin liên quan
Đọc nhiều
EU phạt 15 hãng xe vì vi phạm luật cạnh tranh
Một thập kỷ sau vụ bê bối gian lận khí thải động cơ diesel (Dieselgate) gây chấn động, các nhà sản xuất ôtô châu Âu lại một lần nữa bị gọi tên.
Mẫu xe Ioniq 5 N của Hyundai Motor Co. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Lần này, các hãng xe châu Âu bị nghi ngờ đã bí mật bắt tay nhau để tránh cạnh tranh về việc ai “thân thiện môi trường” hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực tái chế. Họ đã ngầm thỏa thuận không dùng các nỗ lực tái chế của mình làm vũ khí cạnh tranh trên thị trường.
Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố các khoản phạt lớn đối với 15 hãng xe và Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô châu Âu (ACEA) tại Brussels.
Đáng chú ý, thông báo này được đưa ra đúng vào ngày EC trình bày đề xuất nới lỏng các tiêu chuẩn khí thải CO2, sau nhiều tháng ngành ôtô nêu ra những nguy cơ họ phải đối mặt.
Bà Teresa Ribera, Phó Chủ tịch EC, tuyên bố: "Các nhà sản xuất ôtô này đã thông đồng trong hơn 15 năm để né tránh chi trả cho các dịch vụ tái chế. Họ thỏa thuận không cạnh tranh với nhau trong việc quảng bá mức độ xe của họ có thể được tái chế, đồng thời giữ im lặng về việc sử dụng vật liệu tái chế trong các mẫu xe mới."
Mức phạt nặng nhất, gần 128 triệu euro, thuộc về Volkswagen của Đức, tâm điểm của vụ bê bối Dieselgate năm 2015. Liên minh Renault/Nissan đứng thứ hai với 81 triệu euro.
Hãng Stellantis lẽ ra phải chịu mức phạt cao nhất, nhưng đã được giảm 50% xuống còn 75 triệu euro nhờ hợp tác với cuộc điều tra của Ủy ban. Mitsubishi (bị phạt 4 triệu euro) và Ford (bị phạt 41 triệu euro) cũng được giảm phạt theo quy trình khoan hồng tương tự.
Mercedes-Benz đã hoàn toàn tránh được khoản phạt dự kiến 35 triệu euro nhờ việc tố giác các đối thủ cạnh tranh. Các hãng BMW, GM, Geely, Honda, Hyundai/Kia, Jaguar Land Rover/Tata, Mazda, Opel, Suzuki, Toyota, Volvo cũng nhận các mức phạt khác nhau, dao động từ 1-25 triệu euro.
ACEA cũng bị phạt 500.000 euro vì đóng vai trò là "người hỗ trợ cho các công ty, đã tổ chức nhiều cuộc họp và liên lạc giữa các nhà sản xuất ôtô liên quan."
Tin tức về các thỏa thuận thông đồng này xuất hiện cùng ngày EC chính thức đề xuất nới lỏng thời hạn tuân thủ các giới hạn khí thải CO2 mới có hiệu lực trong năm nay. ACEA và các thành viên đã vận động quyết liệt, lập luận rằng họ có nguy cơ đối mặt với tổng mức phạt lên tới hơn 13 tỷ euro, đặt ra mối đe dọa sống còn cho ngành.
Giới phê bình cho rằng các nhà sản xuất ôtô đã tự đẩy mình vào tình thế khó khăn khi “đánh cược” vào việc doanh số xe điện (EV) sẽ tăng đủ nhanh để kéo giảm mức phát thải trung bình của danh mục sản phẩm vốn đang nghiêng về các dòng xe SUV lợi nhuận cao.
Theo đề xuất của Ủy ban, việc tuân thủ tiêu chuẩn CO2 sẽ được tính dựa trên mức trung bình ba năm bắt đầu từ năm 2025, tạo thêm dư địa cho các nhà sản xuất ôtô đẩy mạnh sản xuất các mẫu xe điện nhỏ hơn, giá cả phải chăng hơn./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-04-01 08:56:00
Loạt mẫu xe đáng chú ý sắp sửa cập bến Việt Nam trong thời gian tới
-
2025-03-26 08:45:00
Doanh số bán xe Tesla tại thị trường châu Âu sụt giảm gần 50%
-
2025-03-18 14:52:00
Vì sao Toyota Việt Nam triệu hồi gần 3.600 xe Wigo nhập khẩu từ Indonesia?
Toyota ra mắt xe điện giá “mềm” nhất tại Trung Quốc
Yamaha Việt Nam thu hồi gần 160.000 môtô, mua lại xe của khách
Tesla triệu hồi hơn 375.000 xe điện do vấn đề trợ lực lái
Tesla chuẩn bị gia nhập thị trường Ấn Độ, tuyển dụng đa ngành
Đón “bão” thuế quan, xe ôtô Hàn, Nhật còn “làm mưa làm gió” tại Mỹ?
Thị trường xe điện, xe hybrid tại Việt Nam dự kiến tăng 25-30%
Cổ phiếu Nissan lao dốc sau thông báo hủy sáp nhập với Honda