Đừng biến mùa lễ hội thành “mùa cầu xin”
Mới đây, một người bạn của tôi phàn nàn vì trót đến một ngôi đền nổi tiếng trong tỉnh vào một ngày đầu năm, để rồi phải chen chúc giữa biển người trong thời tiết nắng nóng cùng với khói hương nghi ngút. Lúc này, không gian linh thiêng trở nên lộn xộn và mất đi hình đẹp đẽ vốn có.
Cũng mới đây, hàng loạt bài viết trên các tờ báo phản ánh sự việc hàng nghìn người chen chúc, xô đẩy nhau để dành miếng “chiếu thần” tại lễ hội Đúc Bụt (Tam Dương, Vĩnh Phúc) vì tin rằng, nếu dành được miếng chiếu ấy thì sẽ sinh được con trai. Phía sau các bài viết là những lời bình luận, đánh giá và cho rằng, điều đó thể hiện sự mê muội đến nực cười.
Mặc dù những sự việc trên chẳng còn là điều lạ lẫm với chúng ta từ nhiều năm qua. Bởi, cứ đến hẹn lại lên, mỗi độ Xuân về cũng là mùa lễ hội bắt đầu, những dòng người từ khắp nơi trên cả nước lại kéo nhau đến những ngôi chùa, đình, đền, miếu để cầu may. Điều đáng nói, người ta không chỉ cầu xin tài lộc từ trong tâm, mà cụ thể hóa bằng hiện vật. Hầu hết các di tích lớn từ Bắc chí Nam đều chung một cảnh như thế, bất luận đối tượng được thờ cúng là ai. Bởi, trong suy nghĩ của hầu hết những người đến đây, nếu đi lễ mà không cầu xin một điều gì đó, ắt sẽ bị xem là bất bình thường... Và, sau câu cửa miệng "Nam Mô A di đà Phật" là những lời cầu xin cùng những hành động không đáng có ở chốn linh thiêng.
Để rồi, sau đó là hàng loạt các tờ báo có những bài viết như: “Biển người đi lễ cầu may”, “Chen chân ghi danh dâng sớ cầu an”, “Ngạt thở vì xin lộc thánh”… cùng những hình ảnh phản cảm, xấu xí, như: biển người hò hét, chen lấn, xô đẩy, đấm đá nhau…
Tôi băn khoăn, còn đâu hình ảnh, ý nghĩa nơi cửa thiền. Nếu đi lễ Phật mà không vì tâm mà chỉ với mục đích cầu xin Phật ban phát tài lộc thì điều đó có còn ý nghĩa? Thế nhưng, nhiều người đã không ý thức được điều này, để rồi xin lộc trở thành cướp lộc, cầu may lại hóa thành quyết đấu. Ý nghĩa nhân văn, nét đẹp văn hóa tâm linh nằm ở đâu?
Người xưa từng đúc kết thành ca dao tục ngữ: “Vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội” không phải không có lý do. Việc đi lễ để cầu bình an, cầu tài lộc vào đầu đầu năm mới vốn đã được xem là một nét đẹp của văn hóa Việt. Nhưng một bộ phận người dân quá đề cao việc dựa dẫm, cầu xin thánh thần đã làm mất đi ý nghĩa thực sự của việc làm này. Cũng vì thế, họ đã tự khiến bản thân mình trở nên nhỏ bé, tự ti hơn… Đó hẳn là điều không nên có.
Mặc dù, những năm qua, việc người dân đi lễ đầu năm tại các đền, chùa trên địa bàn tỉnh chưa gây ra những sự việc quá mức phản cảm để dư luận phải lên tiếng như ở nhiều địa phương khác trên cả nước. Nhưng chúng ta vẫn nên lấy điều đó làm bài học, tránh làm mất đi hình ảnh và vẻ đẹp của nền văn hóa được nối truyền qua bao thế hệ.
Lê Tình
{name} - {time}
-
53 phút trước
Tàu cá của ngư dân thị xã Nghi Sơn va chạm với tàu hàng khiến 4 thuyền viên tử vong
-
3 giờ trước
Những người lính biên phòng nơi chân sóng
-
04:37 14/02/2019
Phát động Tết trồng cây “ Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Kỷ Hợi 2019
TP Thanh Hóa phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”
Nhớ người chiến sĩ đầu tiên hy sinh trong chiến tranh biên giới phía Bắc
Công nhân khu công nghiệp và nỗi lo an cư
Săn đón đào, quất giá rẻ sau tết
Lễ rót đồng đúc chuông và khởi công xây dựng Nhà thờ tổ chùa Cửa Đạt (Kỳ viên tự)
Hàng vạn du khách về huyệt đạo thiêng dự lễ “Mở cổng trời”
Nhộn nhịp thị trường ngày lễ Tình nhân
Huyện Quan Hóa phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”
Lao động “chui” tại Trung Quốc: Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Thời tiết
- 21°C - 26°CNhiều mây, không mưa
- 23°C - 28°CCó mây, không mưa