(Baothanhhoa.vn) - Mặc dù dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội, song dưới dự lãnh, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tăng cường kiểm tra, nắm chắc tình hình đời sống của Nhân dân, nhất là đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai, dịch bệnh, gia đình chính sách, hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đối tượng bảo trợ xã hội, công nhân lao động nghèo, hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ kịp thời, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Vượt qua đại dịch COVID-19, bảo đảm an sinh xã hội

Mặc dù dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội, song dưới dự lãnh, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tăng cường kiểm tra, nắm chắc tình hình đời sống của Nhân dân, nhất là đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai, dịch bệnh, gia đình chính sách, hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, đối tượng bảo trợ xã hội, công nhân lao động nghèo, hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ kịp thời, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Vượt qua đại dịch COVID-19, bảo đảm an sinh xã hội

Đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh tặng quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn ở xã Nhi Sơn (Mường Lát) nhân dịp Tết Nhâm Dần 2022. Ảnh: Mai Phương

Triển khai chính sách nhanh chóng, kịp thời

Chia sẻ về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ theo các Nghị quyết số 68, Nghị quyết số 116 và Nghị quyết số 126 của Chính phủ, bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, cho biết, sở đã chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn đại dịch COVID-19. Thành lập ban công tác triển khai chính sách, tổ giúp việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan. Thiết lập tài khoản đầu mối tổng hợp; tổ chức các đoàn công tác đi hướng dẫn, kiểm tra thực tế về tình hình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tại các huyện, thị xã, thành phố. Đồng thời, thường xuyên theo dõi, hỗ trợ, giải đáp kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tại các địa phương nhằm đưa chính sách đến với các đối tượng thụ hưởng một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất. Theo đó, các chính sách về giảm mức đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ người lao động ngừng việc, chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế; hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV và hướng dẫn viên du lịch; hỗ trợ hộ kinh doanh; hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất; hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động và các đối tượng đặc thù khác; hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp được triển khai thực hiện hỗ trợ kịp thời.

Đối với lao động trở về từ vùng dịch, tính đến ngày 25-1-2022 (tức ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu), toàn tỉnh có gần 183.000 người trong độ tuổi lao động trở về địa phương từ các tỉnh, thành phố, chiếm trên 80% tổng số công dân trở về quê, trong đó có gần 44.250 người lao động có nhu cầu giải quyết việc làm, đào tạo nghề. Thực hiện Phương án số 198 của UBND tỉnh về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động trở về từ vùng dịch sau khi thực hiện xong việc cách ly, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp tổ chức 8 hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 500 lao động trở về từ vùng dịch tại các huyện Cẩm Thủy, Quan Hóa, Ngọc Lặc, Bá Thước; tổ chức tư vấn việc làm trực tuyến cho trên 6.500 lượt lao động; phối hợp với các cơ quan chức năng các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn và TP Hà Nội tổ chức 3 phiên giao dịch việc làm trực tuyến, kết nối hơn 3.000 lao động với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng... Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 32.000 lao động quay trở lại làm việc tại các tỉnh, thành trong nước; gần 40.500 lao động được tạo việc làm trên địa bàn tỉnh; trên 2.200 lao động được đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm cho 560 dự án với số tiền đã giải ngân là trên 41,3 tỷ đồng. Qua đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có việc làm, thu nhập, ổn định cuộc sống, tạo sự đồng tình, phấn khởi của Nhân dân và cộng đồng xã hội.

Chính sách an sinh trước, trong và sau tết

Việc chăm lo đời sống cho Nhân dân, nhất là người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, người dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh được các cấp, các ngành quan tâm. Trước tết, các địa phương đã tổ chức chi trả trợ cấp ưu đãi cho 71.500 người có công với cách mạng và thân nhân. Tổ chức thăm hỏi, tặng quà của Chủ tịch nước, quà của tỉnh đối với 96.866 lượt người có công với cách mạng với tổng kinh phí trên 58,6 tỷ đồng. Tổ chức chi trả trợ cấp xã hội tháng 1 và 2 năm 2022 đối với 191.300 đối tượng và hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội. Tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho 71.253 người cao tuổi.

Công tác trợ giúp đột xuất trong dịp tết và thời kỳ giáp hạt được thực hiện kịp thời. Theo đó có 7.046 hộ với 30.961 nhân khẩu của các huyện: Quan Hóa, Bá Thước, Thường Xuân, Quan Sơn, Mường Lát và Hội Người mù tỉnh được hỗ trợ gạo dịp Tết Nguyên đán và trong thời kỳ giáp hạt đầu năm 2022 với tổng kinh phí thực hiện trên 9,4 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh. Ngoài ra, một số địa phương đã xuất cấp kinh phí từ ngân sách huyện để hỗ trợ lương thực cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, như các huyện Yên Định, Như Xuân.

Về việc làm, chế độ lương, thưởng đối với công nhân lao động trong doanh nghiệp, theo khảo sát của Sở LĐ-TB&XH tại 1.300 doanh nghiệp với 166.000 lao động, tiền lương bình quân của công nhân lao động năm 2021 trong các loại hình doanh nghiệp có nhiều biến động so với năm trước. Hình thức thưởng tết phổ biến là thưởng thêm một tháng lương không đóng bảo hiểm xã hội. Mức thưởng Tết Dương lịch năm 2022 cao nhất là 68,6 triệu đồng/người tại doanh nghiệp dân doanh và thấp nhất là 50.000 đồng/người tại doanh nghiệp FDI. Mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất là 304,9 triệu đồng/người, thấp nhất là 100.000 đồng/người.

Thông qua MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên các cấp, đã có 446.784 suất quà, trị giá trên 265,5 tỷ đồng được trao tặng đến các gia đình chính sách, người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người uy tín tiêu biểu, chức sắc các tôn giáo, giáo dân có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, đoàn viên công đoàn, công nhân, các hộ gia đình trong diện giải phóng mặt bằng có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng và bàn giao 463 nhà Đại đoàn kết trị giá trên 13,1 tỷ đồng. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã tổ chức đi thăm, tặng 260 suất quà, trị giá 800.000 đồng/suất và trao tặng 1.000 khẩu trang cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các huyện, thị xã, thành phố; tổ chức thăm, tặng quà cho trẻ em đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội với tổng kinh phí 258 triệu đồng, tăng 74 triệu đồng so với năm 2021.

Các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp tết được công đoàn cơ sở các cấp thực hiện đồng bộ, với chủ đề “Tết sum vầy - xuân bình an” và phương châm “Tất cả đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đều có tết”. Toàn bộ 35/35 công đoàn cấp trên cơ sở và gần 1.500 công đoàn cơ sở đã tổ chức “Tết sum vầy - xuân bình an”, tặng quà và hỗ trợ tiền mặt cho 235.000 đoàn viên với tổng giá trị 181,65 tỷ đồng; huy động các doanh nghiệp, đơn vị hỗ trợ 95,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Liên đoàn Lao động tỉnh đã trao tặng 302 suất quà, 22 nhà mái ấm với tổng giá trị hơn 1,6 tỷ đồng tại chương trình truyền hình trực tiếp “Tết sum vầy – xuân bình an”; hỗ trợ các công đoàn cơ sở tổ chức Chương trình “Tết sum vầy - xuân bình an” và trao quà cho công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn; thăm, chúc tết các doanh nghiệp có đông công nhân lao động với tổng số tiền 1,198 tỷ đồng; hỗ trợ sửa chữa, xây mới 148 nhà “Mái ấm công đoàn” với tổng số tiền 5,83 tỷ đồng.

Những kết quả đạt được trên đã minh chứng cho sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở trong triển khai thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, một trong những điều kiện không thể thiếu giúp Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh ta chiến thắng đại dịch, sớm trở lại trạng thái bình thường mới và tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội, đem lại sự bình an, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]