(Baothanhhoa.vn) - Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng chung đến mọi hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Bằng những nỗ lực và hoạch định cụ thể, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các mô hình kinh tế do nữ làm chủ vẫn duy trì hoạt động và giữ việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.

Vượt lên khó khăn

Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng chung đến mọi hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Bằng những nỗ lực và hoạch định cụ thể, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các mô hình kinh tế do nữ làm chủ vẫn duy trì hoạt động và giữ việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.

Vượt lên khó khănCông ty Lông mi Toàn Phương, đóng tại xã Xuân Thịnh, huyện Triệu Sơn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động.

Thay vì tổ chức sản xuất tập trung tại một xưởng như trước đây, hai năm nay, để nâng cao hiệu quả phòng chống dịch, chị Lê Thị Phương, Giám đốc Công ty Lông mi Toàn Phương, đóng tại xã Xuân Thịnh (Triệu Sơn) đã chia lao động thành các tổ nhóm làm việc tại nhiều hộ gia đình. Đồng thời, tích trữ nguyên liệu đề phòng cho các đợt dịch bùng phát mà lao động vẫn có việc làm, thu nhập ổn định. Do đó, 150 lao động của công ty luôn có mức thu nhập ổn định từ 7 - 10 triệu đồng/người/tháng. Chị Lê Thị Phương cho biết: Nghề sản xuất lông mi của công ty nhìn chung phù hợp với lao động nông thôn và đem về nhà làm, vừa tránh được tiếp xúc đông người, vừa tranh thủ làm việc nhà, chăm sóc gia đình. Các nguyên liệu làm nghề cũng như dụng cụ làm không mất nhiều diện tích tập kết và vận chuyển nên đa số lao động đều bố trí, sắp xếp được.

Tuy chịu ảnh hưởng của các đợt dịch COVID-19 làm cho việc lưu thông sản phẩm hàng hóa gặp nhiều khó khăn, nhưng sản phẩm ngũ cốc dinh dưỡng Lạc Lạc, trà thảo mộc của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại dịch vụ Secret Life do chị Thiều Thị Vân Anh, thị trấn Quán Lào (Yên Định) làm chủ vẫn được tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Có được kết quả đó là do chị Vân Anh đã mạnh dạn đầu tư các thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, đồng thời thay đổi phương thức bán hàng thông qua các cửa hàng truyền thống sang online. Hiện nay, 70% sản phẩm của công ty được tiêu thụ thông qua các trang mạng xã hội nên sản xuất được duy trì. Dự kiến, năm 2021, doanh thu của công ty sẽ đạt gần 10 tỷ đồng, cao hơn so với năm 2020 khoảng 4 tỷ đồng.

Thanh Hóa có hơn 18.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có khoảng 20% doanh nghiệp do phụ nữ quản lý và còn có hàng chục nghìn phụ nữ làm chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trang trại, HTX, câu lạc bộ phát triển kinh tế... Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19, nhưng để thích ứng với diễn biến dịch bệnh, các chị đã linh hoạt, sáng tạo và mạnh dạn tìm cho mình hướng đi phù hợp với yêu cầu của thị trường, khẳng định được uy tín, chất lượng. Các chị có những cách làm chặt chẽ, khăng khít, khoa học hơn, như: liên kết, chia sẻ, hỗ trợ, điều hành doanh nghiệp đi đúng hướng; cải tiến máy móc; dịch chuyển sang mặt hàng sản xuất, kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường; phát huy tối đa sử dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... Tiêu biểu như chị Lê Thị Quyên, HTX sản xuất thương mại nông nghiệp sạch Hoằng Đạo (Hoằng Hóa) chuyên sản xuất chế phẩm sinh học EM; Nguyễn Thị Sâm ở xã Hưng Lộc (Hậu Lộc) may gia công công nghiệp túi siêu thị xuất khẩu... Không chỉ duy trì sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, các chị còn luôn tích cực đồng hành cùng các cấp, chính quyền địa phương, tham gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 có hiệu quả, như: Thực hiện chương trình “10.000 suất cơm yêu thương”, “Triệu phần quà, san sẻ yêu thương”... qua đó đã giúp nhiều hộ dân chịu ảnh hưởng dịch bệnh vượt khó và động viên tinh thần cho lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Chị Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội luôn bám sát cơ sở, đồng hành cùng cơ sở giúp hội viên, phụ nữ bị ảnh hưởng dịch bệnh, trong đó có các chị sản xuất, kinh doanh bằng nhiều hình thức, như: tập huấn, hỗ trợ vay vốn, phát triển nhiều mô hình kinh tế, trao tặng con giống, tạo điều kiện cho phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh và tham gia các cuộc thi để khẳng định năng lực bản thân và tìm kiếm cơ hội, thị trường... Qua đó, nhiều chị vẫn duy trì sản xuất tốt góp phần thực hiện “mục tiêu kép” và tích cực tham gia phong trào, hoạt động của hội, của địa phương.

Nhằm đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh do phụ nữ làm chủ, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển doanh nghiệp và chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, từ năm 2017 đến nay, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội vận động, hỗ trợ thành lập được 630 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và trên 300 mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ. Qua đó, đã tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động trên địa bàn. Dù ở bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào, hoàn cảnh nào, chị em phụ nữ Thanh Hóa cũng đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Những hoạt động trên đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức hội trong chung tay, góp sức cùng cấp ủy, chính quyền và Nhân dân quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19.

Bài và ảnh: Lê Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]