(Baothanhhoa.vn) - Trước sự vận động và phát triển của đời sống xã hội, việc đầu tư phát triển công nghệ thông tin ngày càng trở thành nhu cầu, đòi hỏi thiết yếu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng dụng công nghệ trong quản lý tài chính cho phụ nữ nông thôn

Ứng dụng công nghệ trong quản lý tài chính cho phụ nữ nông thôn

Cán bộ tín dụng của TCVM Thanh Hóa sử dụng máy tính bảng để cập nhật và lưu trữ thông tin khách hàng.

Trước sự vận động và phát triển của đời sống xã hội, việc đầu tư phát triển công nghệ thông tin ngày càng trở thành nhu cầu, đòi hỏi thiết yếu.

Nhận thức sâu sắc vấn đề này, trong những năm gần đây, Tổ chức Tài chính vi mô TNHH Thanh Hóa (TCVM Thanh Hóa) chủ động, tích cực đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tới khách hàng và năng lực hoạt động của cán bộ, nhân viên.

Với phương pháp tiếp cận “gần gũi, thân thiện, hiệu quả”; trên những chặng đường phát triển, TCVM Thanh Hóa luôn trăn trở, nỗ lực nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Đó là lý do khiến TCVM Thanh Hóa trở thành một trong những đơn vị tiên phong, đưa công nghệ giúp phụ nữ thu nhập thấp quản lý tài chính thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh. Hiện tại, tổ chức đang hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Canal Circle Việt Nam phát triển ứng dụng Tizo, chạy trên điện thoại thông minh nhằm giúp các khách hàng là phụ nữ thu nhập thấp của mình sử dụng để nộp đơn xin vay vốn online, kiểm tra số dư vốn vay, truy cập thông tin về ngày nộp vốn và số tiền cần nộp hàng tháng,... Hiện tại, ứng dụng Tizo đã được giới thiệu tới các khách hàng của tổ chức trên địa bàn TP Thanh Hóa và huyện Quảng Xương. Dự kiến, trong năm 2020, TCVM Thanh Hóa sẽ triển khai ứng dụng trên 19 huyện, thị xã mà tổ chức đang hoạt động.

Xuyên suốt quá trình hoạt động, TCVM Thanh Hóa đặc biệt chú trọng công tác nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ, nhân viên. Bởi lẽ, nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ, nhân viên là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ. Để làm được điều đó, từ năm 2011, TCVM Thanh Hóa đã hợp tác với Công ty Cổ phần NGV để xây dựng phần mềm mFinance. Đây được xem như một bước đột phá của tổ chức khi chuyển đổi hoàn toàn hình thức quản lý dữ liệu bằng word, excel, viết tay toàn bộ giấy tờ, tự tính toán để lập các báo cáo tháng/quý/năm và lưu trữ hồ sơ trong những quyển sổ dày cộp sang nhập tất cả thông tin vào phần mềm.

Không dừng lại ở đó, nhằm bắt kịp với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ fintech hiện nay, TCVM Thanh Hóa đã bắt tay với Công ty TNHH Công nghệ Canal Circle Việt Nam để xây dựng phần mềm Mini Core-B với mục tiêu nâng cấp hệ thống thông tin, cải thiện năng suất lao động của cán bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động toàn tổ chức. Từ đó, tổ chức có thể đưa công nghệ và dịch vụ tài chính đến với tất cả các đối tượng khách hàng tại mọi vùng miền, góp phần thúc đẩy mục tiêu tài chính toàn diện của Việt Nam và thế giới. Dựa trên những nguyên tắc hoạt động, nghiệp vụ cơ bản của tổ chức, phầm mềm được thiết kế với 3 hợp phần: Phần thu thập thông tin (thu thập và thẩm định thông tin khách hàng, chấm điểm tín dụng khách hàng, quản trị nhân sự); phần quản trị (phê duyệt tín dụng, giải ngân, kiểm soát sau giải ngân, quản lý kế toán và tài chính, quản lý rủi ro tín dụng); phần giao tiếp với khách hàng (gửi tin tức, nhắc nợ, khảo sát nhu cầu khách hàng, tác động xã hội của tổ chức). Tháng 9-2019, phần mềm Mini Core-B bắt đầu được thử nghiệm tại TCVM chi nhánh TP Thanh Hóa. Theo đó, mỗi cán bộ tín dụng được cấp 1 máy tính bảng để thực hiện nhập dữ liệu ngay tại cơ sở. Cán bộ quản lý các cấp làm việc tại văn phòng có thể ngay lập tức nắm được thông tin tất cả khách hàng mới.

Sau 3 tháng triển khai ứng dụng, phần mềm Mini Core-B đã cho thấy nhiều tiện ích. Thông qua phần mềm, khách hàng không cần viết đơn vay vốn mà cán bộ tín dụng sẽ trực tiếp thu thập thông tin của họ và nhập vào máy nhằm khắc phục tình trạng khách hàng viết đơn vay vốn bị lỗi hoặc không rõ ràng, thiếu thông tin phải viết lại nhiều lần dẫn đến mất thời gian, ảnh hưởng chất lượng dịch vụ. Đồng thời, phần mềm hỗ trợ tốt cho các trường hợp khách hàng TCVM đặc biệt như: Những khách hàng không biết chữ. Về phía cán bộ tín dụng, phần mềm có thể giúp họ thẩm định khách hàng ngay tại nhà nhanh hơn, chính xác hơn mà không cần mang nhiều mẫu biểu tín dụng khi đi làm hồ sơ, vừa tiện lợi vừa góp phần giảm thiểu chi phí in ấn giấy tờ. Thông tin khách hàng được cập nhật lên hệ thống ngay từ khi có đơn xin vay vốn, thuận tiện cho việc quản lý, theo dõi và có thể dễ dàng tra cứu lịch sử tín dụng của khách hàng ngay tại cơ sở. Mặt khác, phần mềm quy định thứ tự các bước thẩm định, quản lý hồ sơ một cách chặt chẽ; tự động khóa các bước thẩm định kế tiếp khi các bước hiện tại chưa hợp lệ, cho phép cán bộ tín dụng đề xuất đơn vay sau khi các bước thẩm định đã được hoàn thiện và hồ sơ nhanh chóng được chuyển đến để yêu cầu quản lý thực hiện phê duyệt. Việc chấm điểm tín dụng khách hàng trên máy mang tính chính xác cao và nhanh hơn so với việc làm thủ công cũ. Các nghiệp vụ kế toán được hạch toán theo chuẩn mực kế toán... Từ khi triển khai ứng dụng phần mềm Mini Core-B đến nay, TCVM chi nhánh TP Thanh Hóa đã áp dụng ứng dụng và phê duyệt thành công gần 200 bộ hồ sơ cho khách hàng vay vốn. Với những kết quả ban đầu đạt được, từ ngày 1-12-2019, TCVM Thanh Hóa và đơn vị thiết kế sẽ tiếp tục triển khai thí điểm phần mềm tại đơn vị thứ 2 là Phòng giao dịch TCVM huyện Quảng Xương và tiến tới cài đặt sử dụng lần lượt trên tất cả các phòng giao dịch của TCVM Thanh Hóa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như hệ thống quản trị thông tin.

Chủ động, tích cực ứng dụng CNTT trong các hoạt động đã phần nào chứng tỏ được năng lực, trách nhiệm của Tổ chức TCVM Thanh Hóa; từ đó, tiếp tục khẳng định được uy tín, niềm tin đối với khách hàng và tạo nên những tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững.

Thảo Linh


Thảo Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]