(Baothanhhoa.vn) - Những ngày qua, trên mạng xã hội facebook xuất hiện một group có tên gọi “Hội những người ghét cha mẹ”. Nhóm này lên tới hơn 7.000 thành viên, với những dòng status ngắn, tỏ thái độ căm ghét, hằn học, xúc phạm bố mẹ mình với lý do như: bất đồng quan điểm, không cho tiền đi chơi game, kiểm soát đời sống cá nhân, ngày nào cũng chửi, vô tâm với con cái...

Từ hiện tượng “Hội những người ghét cha mẹ” nghĩ về trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái

Những ngày qua, trên mạng xã hội facebook xuất hiện một group có tên gọi “Hội những người ghét cha mẹ”. Nhóm này lên tới hơn 7.000 thành viên, với những dòng status ngắn, tỏ thái độ căm ghét, hằn học, xúc phạm bố mẹ mình với lý do như: bất đồng quan điểm, không cho tiền đi chơi game, kiểm soát đời sống cá nhân, ngày nào cũng chửi, vô tâm với con cái...

Từ hiện tượng “Hội những người ghét cha mẹ” nghĩ về trách nhiệm của cha mẹ đối với con cáiHội những người ghét cha mẹ trên mạng xã hội facebook đang làm cho các bậc phụ huynh phải suy nghĩ về cách giáo dục con cái.

Sau khi đọc những dòng status được các phương tiện truyền thông chia sẻ, bản thân tôi cũng như nhiều phụ huynh tỏ ra rất sốc khi đọc qua những bài đăng trong nhóm này. Nhiều người có ý kiến một số trẻ em vị thanh niên ngày nay sống vô cảm, chỉ biết đòi hỏi cho bản thân mà không biết cha mẹ bao giờ cũng muốn con mình tốt hơn nên mới răn dạy con cái. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, trẻ phát ngôn trên mạng xã hội như vậy, có một phần trách nhiệm thuộc về các bậc phụ huynh trong việc dạy con.

Quả thực, đối với bản thân tôi, do đặc thù công việc nên tôi đi nhiều nơi, gặp gỡ tiếp xúc với nhiều đối tượng, trong đó có cả những trẻ vị thành niên đang trong cơ sở cai nghiện. Được nghe các em trải lòng mình mới thấy được tầm quan trọng của gia đình trong việc giáo dục con cái. Còn nhớ năm 2019, tôi vào Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa gặp một số “bóng hồng” đang quyết tâm sửa chữa sai lầm trong quá khứ để trở về làm lại cuộc đời. Chia sẻ với tôi, em Nguyễn Thị O. quê huyện Hậu Lộc, cho biết: “Cũng vì hoàn cảnh, bố mẹ phải đi làm ăn xa, không có người ở bên cạnh kèm cặp, đôn đốc, chăm lo cuộc sống hằng ngày nên năm em 12 tuổi bị một người chị hàng xóm lôi kéo vào con đường nghiện ngập. Ban đầu chị chỉ bảo em đi đưa ma túy cho khách, sau đó chị cho em dùng thử, rồi em trở thành con nghiện lúc nào không hay. Mãi khi em học đến lớp 11 thì gia đình mới phát hiện em bị nghiện ma túy. Lúc này, bố mẹ bỏ công việc ở xa trở về quê để chăm lo, dạy dỗ em thì đã muộn. Bố mẹ đành cho em đi cai nghiện tự nguyện. Lần đầu vào đây, em đã cắt cơn và cai nghiện thành công. Nhưng khi rời khỏi cơ sở cai nghiện, em bị bạn bè lôi kéo lại tiếp tục ngập chìm trong những làn khói trắng. Lần thứ 2 này em quyết tâm sẽ không thể để mình sa ngã thêm nữa”.

“Từ “kết cục” của bản thân cũng như của một số bạn cùng tuổi bị nghiện ma túy mà em gặp cho thấy, sự định hướng, giáo dục trong gia đình rất quan trọng. Bởi, hầu hết những người em gặp, em chơi đều có những hoàn cảnh gia đình không mấy hạnh phúc. Người vì ở quê nghèo khổ, muốn xuống thành phố kiếm việc làm, có thu nhập để được đổi đời nhưng lại gặp những đối tượng không tốt dẫn tới đi làm gái mại dâm và nghiện ma túy; người thì bố mẹ ly hôn, không ai quan tâm, chăm sóc bỏ nhà đi lang bạt để rồi trở thành con nghiện...” – Nguyễn Thị O. nói.

Em Nguyễn Mai H., sinh năm 2005 ở TP Thanh Hóa đang học năm lớp 9 đã yêu, thường xuyên bỏ học đi chơi. Gia đình tìm mọi cách giải thích, khuyên can, thậm chí phạt, đánh em để em tu chí học hành nhưng càng đánh, càng quát mắng em lại càng tỏ ra lỳ lợm và bất cần dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút. Qua những lần tâm sự, H. cho biết: Suốt ngày phải nhìn thấy cảnh bố mẹ mắng chửi nhau, thậm chí đánh nhau. Bố hay chửi tục, thậm chí lăng mạ mẹ con em. Chửi rủa em là con nọ, con kia... Mỗi lần gia đình xảy ra “chiến sự” em chán nản vô cùng, chỉ muốn bỏ đi thôi...

Tâm sự của em O., em H. cũng giống nhiều em nhỏ khác trong độ tuổi vị thành niên, khi vắng tình yêu thương, sự định hướng, khuyên can kịp thời của gia đình, người lớn trong nhà lại không làm gương tốt cho con trẻ noi theo thì các em rất dễ suy thoái về đạo đức, sai lệch về nhân cách. Đặc biệt, các em cần có nơi để giãi bày, để tâm sự mỗi khi tâm lý bị khủng hoảng mà không thể chia sẻ cùng bố mẹ... Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện group có tên gọi “Hội những người ghét cha mẹ”. Có thể thấy, lối sống và cách dạy dỗ, đối xử của cha mẹ và những người trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Vì vậy, đã đến lúc một bộ phận cha mẹ phải nhìn nhận lại cách nuôi - dạy - đối xử với con cái. Không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất cho con mà cần phải dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con trẻ. Không nên “khoán trắng” việc giáo dục con trẻ cho nhà trường. Hơn nữa, phải xây dựng gia đình thật sự là “tổ ấm” để trao truyền yêu thương, chăm lo, dạy dỗ, giáo dục và nuôi dưỡng con trẻ. Có như vậy, con trẻ mới có được một nhân cách tốt.

Bài và ảnh: Minh Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]