(Baothanhhoa.vn) - “Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó"… Những ca từ rất hay trong ca khúc "Một thoáng quê hương" được nhạc sĩ Thanh Tùng và Từ Huy sáng tác bằng cảm xúc của những chiếc áo dài thướt tha xuống phố. Tà áo dài nhiều năm qua luôn thể hiện được cốt cách, gắn với vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam. Bởi vậy áo dài luôn được giữ gìn, phát huy để ngày càng đẹp hơn

Tiếp sức cho áo dài...

“Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó“… Những ca từ rất hay trong ca khúc”Một thoáng quê hương" được nhạc sĩ Thanh Tùng và Từ Huy sáng tác bằng cảm xúc của những chiếc áo dài thướt tha xuống phố. Tà áo dài nhiều năm qua luôn thể hiện được cốt cách, gắn với vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam. Bởi vậy áo dài luôn được giữ gìn, phát huy để ngày càng đẹp hơn

Tiếp sức cho áo dài...

Tự hào áo dài Việt

Tà áo dài Việt Nam tồn tại bao đời nay vẫn luôn là niềm tự hào của dân tộc. Áo dài không chỉ mang ý nghĩa về mặt tinh thần, mà về phương diện đời sống chiếc áo dài cũng là trang phục được phụ nữ Việt yêu thích, vì vẻ đẹp tinh tế vừa kín đáo vừa không kém phần quyến rũ.

Theo một số tài liệu, nếu tính khởi điểm, mẫu áo dài Việt Nam đầu tiên xuất hiện năm 1932. Đó là mẫu áo dài do họa sĩ Nguyễn Cát Tường giới thiệu trên báo Phong Hóa. Lúc ấy, làn sóng áo kiểu xườn xám bên Trung Quốc bắt đầu tràn sang Việt Nam, sự xuất hiện của chiếc áo dài như liều thuốc kháng sinh của văn hóa mặc dành cho phụ nữ đô thị. Về sau, mẫu áo dài của họa sĩ Nguyễn Cát Tường được họa sĩ Lê Phổ tiếp tục hoàn thiện và có kiểu dáng hoàn chỉnh của chiếc áo dài Việt Nam lưu truyền đến hôm nay.

Chiếc áo dài qua năm tháng vẫn luôn thời thượng, có chỗ đứng vững vàng trong đời sống thời trang của phái đẹp. Chiếc áo dài với thiết kế truyền thống cổ cao, chít eo khít với cơ thể mang vẻ đẹp vừa kín đào vừa thanh lịch cho người mặc. Ngày nay, chiếc áo dài vẫn giữ nguyên kiểu dáng với hai tà xẻ, nhưng from áo đã có nhiều thay đổi, dáng suông, dáng hơi xòe, tay ngắn, tay lỡ, cổ tròn, cổ thuyền.... Những thay đổi ấy khiến mọi người dễ mặc hơn, trẻ trung và phá cách hơn nhưng vẫn làm nên đặc trưng của tà áo dài Việt.

Tiếp sức cho áo dài...

Áo dài được chị em phụ nữ trưng diện vào những dịp đặc biệt, lễ, tết…để thấy tà áo dài Việt có mặt trong đời sống người dân, mọi tầng lớp đều yêu thích, trân trọng, tự hào.

Áo dài được chị em phụ nữ trưng diện vào những dịp đặc biệt, lễ, tết, đi lễ chùa, họp lớp, lên giảng đường, chụp ảnh cưới, đi du lịch hay bất cứ dịp quan trọng nào.

Chị Bùi Thị Duyên, giáo viên Trường Mầm non thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành, cho biết: Chị có tình yêu đặc biệt dành cho tà áo dài. Từ hồi còn là học sinh, sinh viên cho đến bây giờ đứng trên bục giảng, chị luôn cảm thấy tự tin, thấy mình đẹp hơn khi mặc trang phục truyền thống.

“Áo dài không chỉ giúp tôi tôn lên vóc dáng nữ tính mà còn còn ý thức sâu sắc hơn về truyền thống văn hóa của người phụ nữ Việt. Bởi vậy, vào mỗi dịp lễ, tết, đứng trên bục giảng tôi thường chọn áo dài truyền thống để mặc, còn khi đi cà phê, đi du lịch, chụp ảnh tôi chọn bộ áo dài cách tân. Con gái tôi đã lớn, tôi cũng ý thức cho con mặc lên mình bộ áo dài vào dịp lễ, tết. Con gái tôi rất thích thú khi được mặc áo dài cùng mẹ”, chị Duyên chia sẻ.

Tiếp sức cho áo dài...

Nét đẹp của tà áo dài truyền thống đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi phụ nữ. Áo dài ngày càng được tôn vinh nhiều hơn, phổ biến rộng rãi hơn, như một phần của di sản văn hóa Việt Nam. (Ảnh Minh Hòa cung cấp).

Vẽ lên giấc mơ bằng niềm đam mê

Dọc theo con phố Trường Thi, Lê Hoàn, Đào Duy Từ, Hàn Thuyên, Đội Cung, Tống Duy Tân (TP Thanh Hóa)… chúng ta dễ dàng bắt gặp những cửa hàng áo dài với nhiều mẫu mã, đa dạng về chất liệu. Những năm gần đây, do nhu cầu của khách hàng ngày một tăng lên nên số lượng các cửa hàng áo dài cũng “mọc lên” nhiều hơn, qua đó cho thấy áo dài dần khẳng định được vị thế, chỗ đứng trong lòng mỗi người dân Việt, đặc biệt là các chị em phụ nữ.

Tùy theo nhu cầu của người mặc mà người may sẵn sàng đáp ứng. Giá cả của chiếc áo dài truyền thống hoặc cách tân dao động từ tiền trăm đến tiền triệu. Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng vừa may áo dài vừa là địa điểm cho thuê khi khách có nhu cầu.

Tiếp sức cho áo dài...

Áo dài ngày càng đa dạng về mẫu mã, chất liệu, thiết kế.

Trò chuyện cùng chị Nguyễn Thị Minh Hòa (SN 1983) - chủ cửa hàng áo dài Hiền Hòa trên đường Đinh Công Tráng, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa - người đã có hơn 15 năm gắn bó với nghề may áo dài, chị cho biết: Mẹ chị trước đây là thợ may nên được thừa hưởng sự khéo léo của mẹ, nhưng chị đã chọn con đường đi riêng, không may những bộ quần áo đơn thuần mà lựa chọn may áo dài.

Chị đã vào Sài Gòn học hỏi những người thầy có nhiều kinh nghiệm rồi sau đó trở về quê hương để xây dựng thương hiệu áo dài Hiền Hòa. Ban đầu khách hàng chỉ là bạn bè, người thân, sau đó khách hàng của chị đã mở rộng đến chị em các cơ quan, công sở trên địa bàn TP Thanh Hóa và các huyện, thị trong tỉnh.

“Vẻ đẹp của chiếc áo dài là dung dị, đẹp nhẹ nhàng, kín đáo mà gợi cảm. Xu hướng áo dài bây giờ hiện đại hơn so với trước đây, tùy theo nhu cầu của khách mà tôi sẽ thiết kế. Nhưng tôi luôn thấy áo dài truyền thống vẫn là đẹp nhất. Khi khách hàng mặc lên mình chiếc áo dài mà mình thiết kế, tôi luôn cảm thấy tự hào, từ đó giúp tôi có thêm động lực để gắn bó với nghề”, chị Minh Hòa chia sẻ.

Tiếp sức cho áo dài...

Chị Nguyễn Thị Minh Hòa - chủ cửa hàng áo dài Hiền Hòa đã có hơn 15 năm gắn bó với nghề may áo dài.

Theo chị Hòa: “Năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên lượng khách hàng may áo dài cũng giảm so với những năm trước, nhưng tôi tin áo dài sẽ mãi trường tồn, đồng hành cùng phụ nữ Việt trong các sự kiện, dịp lễ tết, hay đơn giản chỉ là sum họp gia đình, lên chùa, đi chơi, du lịch… Áo dài không chỉ đơn giản là bộ trang phục mà còn là biểu tượng của bản sắc, tinh thần, văn hóa Việt Nam”.

Tiếp sức cho áo dài...

"Khi khách hàng mặc lên mình chiếc áo dài mà mình thiết kế, tôi luôn cảm thấy tự hào, từ đó giúp tôi có thêm động lực để gắn bó với nghề”, chị Minh Hòa chia sẻ. (Ảnh: Minh Hòa cung cấp)

Hơn 25 năm theo nghề may áo dài, chị Vũ Thị Lý (SN1976) - chủ cửa hàng áo dài Thiên Lý, đường Trường Thi, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa luôn tự hào vì mình đang góp phần gìn giữ, phát huy truyền thống thông qua trang phục dân tộc.

Tiếp sức cho áo dài...

Hơn 25 năm theo nghề may áo dài, chị Vũ Thị Lý - chủ cửa hàng áo dài Thiên Lý luôn tự hào vì mình đang góp phần gìn giữ, phát huy truyền thống thông qua trang phục dân tộc.

Chị Lý cho rằng, nghề may áo dài khá đặc biệt đòi hỏi người đến với nghề cần có chữ duyên, sự kiên nhẫn, tỉ mỉ.

Chị theo nghề may áo dài từ năm 1996 ở Hà Nội, đến năm 2009 trở về Thanh Hóa và xây dựng thương hiệu áo dài Thiên Lý cho đến nay. Khách hàng đến với cửa hàng chị ngày một đông rồi giới thiệu bạn bè, người thân đến may. Hạnh phúc lớn nhất của người làm nghề chính là được nhìn thấy sản phẩm của mình góp phần tôn lên nét đẹp cho người phụ nữ Việt.

Tiếp sức cho áo dài...

Chị Minh Hòa, chị Lý hay những người đang gắn bó với nghề may áo dài mà tôi chưa có dịp gặp, họ chính là những người âm thầm làm đẹp cho đời, làm nên giá trị trường tồn cho tà áo dài Việt, để rồi “Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó"...

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]