(Baothanhhoa.vn) - Là một đảng viên, chị Hà Thị Duy, thôn 6, xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Lộc) luôn tự nhủ sẽ không lùi bước trước mọi khó khăn, thách thức của cuộc sống. Năm 2015 chị đã mạnh dạn nhận chuyển nhượng 1,5 ha đất nông nghiệp của thôn để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiên phong trong triển khai mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Là một đảng viên, chị Hà Thị Duy, thôn 6, xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Lộc) luôn tự nhủ sẽ không lùi bước trước mọi khó khăn, thách thức của cuộc sống. Năm 2015 chị đã mạnh dạn nhận chuyển nhượng 1,5 ha đất nông nghiệp của thôn để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

Tiên phong trong triển khai mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao của HTX dịch vụ và sản xuất rau an toàn Tùng Anh.

Sau hai năm triển khai, nhận thấy canh tác truyền thống có nhiều bất cập, rủi ro, công bỏ ra nhiều nhưng thu nhập thì thấp. Hơn nữa phụ thuộc vào thời tiết rất nhiều, nhiều lần hoa màu đã chuẩn bị thu hoạch, nhưng chỉ cần một trận mưa, hay rét quá đã không còn hoa màu để thu hoạch gây thiệt hại hàng chục triệu đồng. Với mong muốn cung cấp ra thị trường những sản phẩm an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, năm 2017, chị đã mạnh dạn đăng ký với chi bộ và UBND xã Vĩnh Thịnh đầu tư sản xuất theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao, diện tích đăng ký làm 6.000m2 nhà màng ứng dụng công nghệ cao của Israel, với tổng kinh phí hơn 1,8 tỷ đồng để trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Không giống như canh tác truyền thống, để sản xuất theo mô hình công nghệ cao, ngoài hệ thống nhà lưới, nhà kính, giàn tưới tự động được đầu tư, việc áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật cũng phải được thực hiện theo đúng yêu cầu đặt ra. Ưu điểm của việc trồng trong nhà lưới là chống lại sự xâm nhập và phá hoại của các loại sâu bệnh, côn trùng, giúp hạn chế các tác động từ bên ngoài môi trường lên cây trồng và có thể áp dụng với nhiều loại rau quả khác nhau. Các loại rau được trồng trong nhà lưới như dưa chuột và dưa lưới phát triển tốt, không có sâu bệnh gây hại, năng suất gấp 3 - 4 lần so với ngoài trời theo phương thức truyền thống.

Chị Hà Thị Duy chia sẻ: Mô hình nông nghiệp công nghệ cao không quá khó, muốn sản xuất được cần phải tuân thủ theo quy trình sản xuất, có sổ ghi chép lịch thời vụ. Mọi thứ từ nhà lưới, giống cây trồng, phân bón, đến đường ống dẫn nước tưới... đều được sử dụng hướng dẫn làm đúng quy trình, phải tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật, bảo đảm sản phẩm thu hoạch phải sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Sau một năm đi vào hoạt động mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, được xã, huyện, tỉnh đánh giá cao.

Năm 2018, chị Hà Thị Duy đã đề nghị UBND huyện Vĩnh Lộc thành lập HTX dịch vụ và sản xuất rau an toàn Tùng Anh, chuyên sản suất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ khi ra mắt thị trường đến nay, các sản phẩm của HTX đã tạo được niềm tin của người tiêu dùng. Ngoài ra, nhằm thực hiện kết nối, tìm đầu ra cho sản phẩm, HTX đã ký kết cung cấp sản phẩm với các đơn vị tiêu thụ: Hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn tại TP Thanh Hóa... nên giá cả rất ổn định, lại không lo đầu ra.

Sau khi nghiên cứu để đưa các loại cây dưa vào sản xuất, HTX đã đưa cây dưa Kim Hoàng hậu, dưa lê Hàn Quốc, dưa chuột baby Hà Lan làm cây chủ lực. Tuy là lần đầu tiên được trồng trên quê hương Vĩnh Thịnh, trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao của Israel theo tiêu chuẩn VietGAP, nhưng cây cho năng suất cao ngoài sự mong đợi, vì thế, HTX đã nhân ra diện rộng trồng dưa các loại trên cả 6.000m2 diện tích nhà màng. Năm 2018, HTX đã trồng luân canh 3 vụ dưa Kim Hoàng hậu, 4 vụ dưa chuột và trồng các loại rau phục vụ tết. Tổng thu nhập 1,5 tỷ đồng, trừ các khoản chi phí còn lãi 750 triệu đồng. Năm 2020, tiếp tục đầu tư làm tiếp 4.000m2 nhà màng để trồng các loại rau, củ, quả phục vụ nhiều hơn nữa nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, HTX đã đạt tiêu chuẩn VietGAP, có tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ và tem chứng nhận sản phẩm an toàn. HTX tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động, với thu nhập bình quân 3,6 triệu đồng/người/tháng.

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao còn khá mới mẻ đối với người nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng nông thôn hiện nay, bởi chi phí đầu tư ban đầu lớn, đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cũng như thị trường đầu ra sản phẩm. Vì vậy, chị Duy cũng như nhiều nông dân tại địa phương rất cần sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành về kỹ thuật và vốn sản xuất để nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.

Bài và ảnh: Tô Hà


Bài Và Ảnh: Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]