(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa có khoảng 30.000 lao động đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Thông qua công tác này có trên 98% lao động có cuộc sống tốt hơn sau khi về nước và trên 95% gia đình thoát nghèo, từ đó góp phần vào thực hiện các mục tiêu, chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện nghiêm chỉ đạo, tạo chuyển biến thật sự

Thanh Hóa có khoảng 30.000 lao động đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Thông qua công tác này có trên 98% lao động có cuộc sống tốt hơn sau khi về nước và trên 95% gia đình thoát nghèo, từ đó góp phần vào thực hiện các mục tiêu, chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Thực hiện nghiêm chỉ đạo, tạo chuyển biến thật sự

Ảnh minh họa.

Hiệu quả của việc đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là rất rõ nét. Tuy nhiên hệ lụy của tình trạng người lao động thiếu kỷ luật dẫn đến cư trú, làm việc bất hợp pháp, thậm chí vi phạm pháp luật nước sở tại cũng không hề nhỏ, làm ảnh hưởng tiêu cực đến công tác xuất khẩu lao động của tỉnh.

Theo thông báo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hai huyện Đông Sơn và Hoằng Hóa hiện đang bị cấm đưa lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc - một thị trường truyền thống và tiềm năng, do có số lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc quá nhiều.

Để xảy ra tình trạng này là do một số địa phương, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác chỉ đạo, quản lý Nhà nước về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Công tác kiểm tra, giám sát, phối hợp với các doanh nghiệp trong việc tư vấn, đào tạo nghề, ngoại ngữ, giáo dục pháp luật, tuyển chọn lao động cũng chưa chặt chẽ. Vẫn để xảy ra tình trạng cá nhân, tổ chức không có chức năng, không được cấp phép nhưng vẫn đưa lao động đi làm việc “chui” ở nước ngoài.

Tình trạng này phải sớm chấm dứt nhằm thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về xuất khẩu lao động, đặc biệt là thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác xuất khẩu lao động; Công văn số 758-CV/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tình trạng công dân xuất cảnh trái phép. Công văn số 1517-CV/TU của Tỉnh ủy về tăng cường quản lý đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, đoàn thể tuyên truyền, vận động người lao động cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài về nước. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định của pháp luật về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, cơ quan chức năng cần chú trọng, nâng cao lòng tự tôn dân tộc, ý thức chấp hành pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận lao động cho người lao động trước khi xuất cảnh.

Một vấn đề không thể xem nhẹ là tăng cường trách nhiệm của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong quản lý doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động; xử lý nghiêm hành vi lừa đảo, thông tin không trung thực gây thiệt hại đến người lao động cũng như doanh nghiệp đã làm tốt dịch vụ này.

Trách nhiệm của các ngành, địa phương và mỗi cán bộ, đảng viên là phải thực hiện nghiêm túc để tạo ra sự chuyển biến thật sự.

Tuệ Vũ


Tuệ Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]