(Baothanhhoa.vn) - Theo báo cáo của UBND huyện Thọ Xuân, từ sáng ngày 16-3 xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng (chủ yết là cá trắm cỏ) chết hàng loạt trên sông Chu đoạn chảy qua địa bàn các xã Xuân Thiên và xã Thọ Lâm, làm chết hơn 6,9 tấn cá. Trong đó, xã Xuân Thiên có 21 hộ bị thiệt hại làm 4 tấn cá chết; xã Thọ Lâm có 10 hộ bị thiệt hại làm 2,8 tấn cá chết.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện các biện pháp khắc phục hiện tượng cá chết trên sông Chu

Theo báo cáo của UBND huyện Thọ Xuân, từ sáng ngày 16-3 xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng (chủ yết là cá trắm cỏ) chết hàng loạt trên sông Chu đoạn chảy qua địa bàn các xã Xuân Thiên và xã Thọ Lâm, làm chết hơn 6,9 tấn cá. Trong đó, xã Xuân Thiên có 21 hộ bị thiệt hại làm 4 tấn cá chết; xã Thọ Lâm có 10 hộ bị thiệt hại làm 2,8 tấn cá chết.

Thực hiện các biện pháp khắc phục hiện tượng cá chết trên sông Chu

Người dân xã Xuân Thiên (Thọ Xuân) đưa cá nuôi lồng còn sống lên chăm sóc.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Chi cục Chăn nuôi và Thú y xuống thực địa kiểm tra, chẩn đoán, lấy mẫu, xét nghiệm để tìm nguyên nhân. Qua quá trình kiểm tra lâm sàng, mổ khám cá không bị xuất huyết bên ngoài, mang và các cơ quan nội tạng bên trong bình thường, không có hiện tượng xuất huyết, tụ huyết bất thường, không ghi nhận được dấu hiệu bệnh tích nào, kiểm tra thực tế trên sông cho thấy các loài thủy sản tự nhiên cũng bị chết, như: tôm, cá cua...

Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm mẫu bệnh, mẫu môi trường nước, để khắc phục hiện tượng cá chết và giảm thiểu thiệt hại cho các hộ nuôi cá lồng trên sông Chu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị huyện Thọ Xuân tổ thống kê số hộ nuôi bị thiệt hại, thu gom cá chết tiêu huỷ, tiêu độc khừ trùng theo quy định, đồng thời tuyên truyền nhân dân không sử dụng cá chết vớt được chế biến thực phấm và làm tbức ăn chăn nuôi. Vệ sinh lồng nuôi hàng ngày để cho dòng chảy lưu thông tốt hơn cuốn trôi những chất thải của cá, giảm thiểu được các khí độc trong quá trình nuôi. Tạm dừng thả nuôi mới, chỉ được thả nuôi mới khi môi trường nước trên sông được đảm bảo và cá giống được chọn từ cơ sở uy tín, sạch bệnh, có kiểm dịch theo quy định. Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường nước, như: PH, nhiệt độ, độ trong, mật độ tảo... và sự phát triển của cá nuôi nhằm phát hiện sớm sự bất thường để có các biện pháp xử lý kịp thời. Nếu phát hiện cá chết, tiến hành thu gom, xử lý để tránh lây lan sang các cá thể còn sống và báo cáo kịp thời cho cán bộ thú y. Phân công cán bộ chuyên môn giám sát chặt chẽ tình hình nuôi cá trên địa bàn để thực hiện các biện pháp ứng phó kịp thời.

Hải Đăng


Hải Đăng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]