(Baothanhhoa.vn) - Từ sự vào cuộc tích cực của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở các huyện miền núi và khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, đã giúp tỉnh Thanh Hóa giảm đáng kể tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, nhận thức của người dân và chất lượng dân số từng bước được nâng lên.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Từ sự vào cuộc tích cực của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở các huyện miền núi và khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, đã giúp tỉnh Thanh Hóa giảm đáng kể tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, nhận thức của người dân và chất lượng dân số từng bước được nâng lên.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Như Thanh tổ chức Cuộc thi Rung chuông vàng trong trường THPT tuyên truyền giảm thiểu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Căn cứ Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14-4-2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2025”, thực hiện Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 22-4-2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn II), các địa phương có vùng đồng bào DTTS sinh sống của tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận trong xã hội, nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân vùng dân tộc thiểu số trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực, xây dựng đời sống văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua các cuộc thi, buổi nói chuyện chuyên đề trên địa bàn huyện Như Thanh đã giúp cho học sinh THPT nâng cao nhận thức về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Tại huyện miền núi Như Thanh, xác định công tác tuyên truyền là giải pháp quan trọng góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS, vì vậy, hàng năm trên cơ sở kế hoạch của tỉnh, huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn huyện Như Thanh.

Đề án đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền và quần chúng Nhân dân đặc biệt quan tâm và đồng tình ủng hộ. Huyện đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền thông qua các hội nghị, tập huấn, nói chuyện truyền thông, hội thi (sân khấu hóa), giao lưu văn hóa - văn nghệ, tuyên truyền qua pano, áp phích, tài liệu. Cùng với đó, huyện đã tổ chức tuyên truyền và tranh thủ sự ảnh hưởng của người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS để cùng với chính quyền địa phương giảm thiểu tình trạng tảo hôn; chỉ đạo Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện sản xuất băng đĩa, nội dung tuyên truyền và phát sóng tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình huyện; xây dựng 2 mô hình điểm tại Trường THPT Như Thanh II xã Thanh Tân và Trường THCS&THPT Như Thanh về tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Tổ chức 34 buổi/6.428 học sinh nói chuyện truyền thông tại các trường THPT, trường DTNT và trường THCS Xuân Thái. Tổ chức sinh hoạt định kỳ theo quý của câu lạc bộ phòng chống tảo hôn tại trường THCS Dân tộc nội trú huyện. Bên cạnh đó, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Như Thanh đã được tỉnh đầu tư trang bị pano, áp phích, tờ rơi, sổ tay tuyên truyền về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân từ đó hạn chế tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS.

Ông Phạm Hữu Hùng, Trưởng phòng Dân tộc huyện Như Thanh cho biết: Qua kiểm tra theo dõi, tổng hợp từ năm 2020 đến 4-2022, trên địa bàn huyện Như Thanh có tổng số 1.667 cặp kết hôn. Việc triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn huyện đã có sự chung tay vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể cùng đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ. Vì vậy toàn huyện không có trường hợp hôn nhân cận huyết thống nào. Tình trạng tảo hôn đã giảm đáng kể; đến nay không có cặp tảo hôn, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của các hộ dân, cũng như góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tại các khu dân cư vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

Huyện Như Thanh phấn đấu đến năm 2025 toàn huyện không còn tình trạng tảo hôn và duy trì không có hôn nhân cận huyết thống. Để tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung của Đề án, huyện đề ra các giải pháp như tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những qui định của pháp luật có liên quan đến hôn nhân và gia đình, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; tổ chức các hội thi, hội diễn, các lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ, tư vấn can thiệp tảo hôn và hôn nhận cận huyết thống, can thiệp mất cân bằng giới tính khi sinh tại các hội nghị của huyện và xã nhằm nâng cao nhận thức, dần thay đổi hành vi tiến tới từng bước hạn chế và chấm dứt tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng chạy theo thành tích của một số đơn vị cơ sở trong việc cập nhật, báo cáo tình hình thực trạng tảo hôn hàng năm của đơn vị; vận động Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc và tiến bộ.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Mường Lát là huyện vùng cao biên giới, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, đã ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền thực hiện Đề án Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS.

Là huyện vùng cao biên giới, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, có đông đồng bào DTTS sinh sống, huyện Mường Lát là một trong những địa phương có tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống còn xảy ra nhiều. Kết quả kiểm tra, thống kê từ năm 2020 đến tháng 4-2022, huyện Mường Lát có 960 cặp kết hôn, trong đó số cặp tảo hôn là 151 cặp; số cặp hôn nhân cận huyết thống là 1 cặp. Số vụ xử lý vi phạm về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn là 93/151 vụ. Chủ yếu là xử phạt hành chính và qua kết quả báo cáo của các xã, thị trấn thì việc xử lý mới chỉ được thực hiện ở 2 xã là Pù Nhi và Nhi Sơn.

Trên cơ sở Kế hoạch hàng năm của tỉnh về thực hiện Đề án “Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS tỉnh Thanh Hóa”, huyện Mường Lát đã ban hành hoạch và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện tổ chức hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn và tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình huyện, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân vùng dân tộc thiểu số trong thực hiện các quy định của pháp luật về luật hôn nhân và gia đình.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Do phong tục “bắt vợ” của đồng bào dân tộc Mông vẫn còn diễn ra, cùng với đó là quan niệm lấy vợ cho con cái để có thêm nhân lực làm công việc nương rẫy, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc Mông huyện Mường Lát. (Ảnh chỉ có tính minh họa).

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền, huyện Mường Lát vẫn còn gặp những khó khăn do là huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, địa bàn dân cư phân tán, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tác hại, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được triển khai thực hiện nhưng chưa rộng khắp nhất là đối với các đối tượng đang trong độ tuổi vị thành niên. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương còn hạn chế do trình độ dân trí chưa đồng đều, rào cản về ngôn ngữ như nhiều người không biết tiếng phổ thông, trình độ dân trí còn hạn chế dẫn đến hiệu quả không cao. Cùng với đó, điều kiện kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến việc học và nuôi dạy con nên tình trạng các em bỏ học lấy vợ, lấy chồng sớm còn diễn ra. Cùng với đó là phong tục tục “bắt vợ” của đồng bào Mông và quan niệm lấy vợ cho các con để có thêm nhân lực làm công việc nương rẫy, dẫn đến nạn tảo hôn.

Để giảm thiếu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn, huyện Mường Lát tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục về hôn nhân và gia đình; Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, nhất là đối tượng là cán bộ, đảng viên; xử phạt hành chính kết hợp với xử phạt theo hương ước, quy ước thôn bản. Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của người có uy tín, trưởng dòng họ, trưởng bản trong vùng đồng bào dân tộc Mông về việc nên giữ hay xoá bỏ tục “bắt vợ” của đồng bào Mông. Đẩy mạnh giáo dục giới tính trong trường học, phát huy vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho các em học sinh.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]