(Baothanhhoa.vn) - Với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của hệ thống chính trị, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Thạch Thành đã đạt được những kết quả tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ngày càng được cải thiện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương ngày càng phát triển.

Thạch Thành nỗ lực giảm nghèo bền vững

Với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của hệ thống chính trị, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Thạch Thành đã đạt được những kết quả tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ngày càng được cải thiện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương ngày càng phát triển.

Thạch Thành nỗ lực giảm nghèo bền vững

Từ phát triển chăn nuôi bò, gia đình ông Bùi Văn Thủy ở thôn Bông Bụt, xã Thành Công đã thoát nghèo.

Xác định nguyên nhân nghèo

Qua rà soát, huyện Thạch Thành xác định các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn cao là do quy mô nhân khẩu trung bình của hộ nghèo, cận nghèo cao; cơ cấu nhân khẩu còn bất hợp lý, phần lớn là lao động làm nông nghiệp nhưng lại thiếu đất, thiếu vốn, thiếu phương tiện, công cụ phục vụ sản xuất, kinh doanh, thiếu nhân lực. Trong khi các hộ nghèo, cận nghèo rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi từ Nhà nước, vốn trong hệ thống ngân hàng chính sách xã hội do thủ tục vay vốn và lãi suất còn cao, thời hạn vay ngắn, phải thế chấp tài sản, quy mô được vay ưu đãi còn hạn chế nên rất khó để tổ chức mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Tuy Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo và đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Song, tại địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi chưa có chính sách riêng trực tiếp hỗ trợ, đầu tư cho các hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Các chính sách khác trên cơ sở hỗ trợ chính cho hộ nghèo đã có mở rộng thêm cho hộ cận nghèo, nhưng mức độ hỗ trợ và phạm vi còn hạn chế, chưa tạo động lực giúp họ có điều kiện tốt hơn để thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó là sự ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh đã tác động đến sinh kế, việc làm nên hộ nghèo, cận nghèo càng khó có khả năng vươn lên. Mặt khác, trên thực tế vẫn còn một bộ phận không nhỏ người nghèo phụ thuộc hoàn toàn vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước dẫn đến trông chờ, ỷ lại, không tự lực phấn đấu, thậm chí mong muốn được vào diện hộ nghèo để hưởng các chính sách ưu đãi. Ngoài những nguyên nhân trên, các yếu tố kinh tế vĩ mô như thất nghiệp, việc làm, lạm phát, chính sách an sinh xã hội, thu nhập, chất lượng nguồn nhân lực, cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản về nhà ở, y tế, an ninh, giáo dục,... cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp, dẫn đến những nỗ lực thoát nghèo bền vững rất khó khăn.

Sự vào cuộc của hệ thống chính trị

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể, huyện Thạch Thành đã nghiêm túc tổ chức quán triệt, triển khai, phổ biến đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh đến các cơ quan, đơn vị và toàn thể Nhân dân. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của cấp trên, huyện xây dựng các văn bản chỉ đạo, ban hành kế hoạch về thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững. Giao chỉ tiêu giảm nghèo cụ thể đến từng xã, thị trấn; phân công rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của từng ban, ngành, cơ quan, đơn vị và từng thành viên ban chỉ đạo. Đồng thời chỉ đạo UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch giảm nghèo; giao chỉ tiêu giảm nghèo cụ thể đến các thôn, khu phố và đến hộ gia đình. Phân công trách nhiệm cho từng cán bộ, hội viên đến tận thôn, hộ gia đình để động viên, chia sẻ, giúp đỡ các hội viên, đoàn viên vươn lên thoát nghèo. Thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến người nghèo.

Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo nhằm đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức trong toàn đảng bộ, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp về vai trò, ý nghĩa của công tác giảm nghèo trong tình hình mới. Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều. Phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, việc làm và các doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xây dựng các mô hình sản xuất nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo cho các hộ nghèo, cận nghèo. Đồng thời chú trọng nêu gương, biểu dương các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, gương điển hình thoát nghèo để mọi người dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nâng cao tính chủ động, tinh thần tự lực và trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội trong công tác giảm nghèo.

Cùng với công tác tuyên truyền, huyện Thạch Thành còn huy động tối đa mọi nguồn lực trong xã hội kết hợp với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Ưu tiên cho các hộ nghèo, cận nghèo có lao động, có phương tiện sản xuất, có tay nghề tham gia vào các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh để nâng cao khả năng thoát nghèo. Lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình Xây dựng nông thôn mới và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi và dân tộc thiểu số, các dự án phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở các xã khó khăn, khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, kém hiệu quả. Triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, cận nghèo như miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền điện, trợ cấp cho người mắc bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động; mua thẻ bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội...

Nhiều hộ nghèo nhờ được thụ hưởng các chính sách, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, cộng đồng, xã hội đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Đơn cử như hộ ông Trương Văn Hợp ở thôn Bông Bụt, xã Thành Công. Năm 2018, gia đình ông vẫn thuộc diện hộ nghèo. Nhờ được tham gia học nghề, tập huấn kiến thức chăn nuôi và vay vốn ưu đãi, gia đình ông đã vượt khó vươn lên thoát nghèo trong năm 2020, trở thành hộ khá với mô hình chăn nuôi gà thả vườn. Cũng ở thôn Bông Bụt, xã Thành Công, năm 2017, hộ ông Bùi Văn Thủy còn là hộ nghèo. Từ sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương thông qua các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo và hơn hết là sự nỗ lực khắc phục khó khăn của từng thành viên trong gia đình đã mở ra cơ hội để gia đình ông có vốn sản xuất, có việc làm, tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo vào năm 2019 bằng mô hình chăn nuôi bò.

Bằng nhiều giải pháp thiết thực, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Thạch Thành đã đạt được những kết quả tích cực. Nếu năm 2020 toàn huyện có 1.881 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,13%; có 2.400 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 6,54% thì năm 2021 (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020) toàn huyện chỉ còn 1.004 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,7%; 2.396 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 6,45%. Huyện đặt mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025 mỗi năm giảm bình quân 2,3% tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới), trong đó, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân 2,5%/năm trở lên. Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm bình quân 1,63%/năm trở lên. Đến năm 2025 giảm 50% các thôn đặc biệt khó khăn, 50% xã khó khăn.

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]