(Baothanhhoa.vn) - Từ TP Thanh Hóa vượt quãng đường hơn 200 km, chúng tôi đến được Cổng Trời xã Trung Lý, huyện Mường Lát. Trên khắp các bản làng của người Mông ở đây đều rộn ràng không khí của ngày tết.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tết ấm nơi Cổng Trời

Từ TP Thanh Hóa vượt quãng đường hơn 200 km, chúng tôi đến được Cổng Trời xã Trung Lý, huyện Mường Lát. Trên khắp các bản làng của người Mông ở đây đều rộn ràng không khí của ngày tết.

Tết ấm nơi Cổng Trời

Những trò chơi truyền thống của người Mông nơi Cổng trời Trung Lý.

Đến thăm gia đình ông Sùng A Vư -người dân tộc Mông ở bản Na Ón, vào đúng dịp gia đình ông đang bận rộn chuẩn bị cho những ngày tết. Ông Sùng A Vư tâm sự: “Nhà tôi có 7 người, trước cũng nghèo lắm, mấy năm nay nhờ được sự quan tâm của Nhà nước, của các cấp ủy đảng, chính quyền, gia đình tôi được hỗ trợ vốn, cây trồng, vật nuôi. Mỗi năm gia đình cũng trồng và thu hoạch được hơn 10 tấn ngô, nuôi được con gà, con lợn nên không còn nghèo nữa, bà con trong bản nhiều nhà cũng khá lên. Tết không thiếu thốn gì nữa”.

Cũng như gia đình ông Sùng A Vư, năm nay gia đình anh Giàng Seo Lử, bản Na Ón cũng chuẩn bị ăn tết tươm tất hơn. Trong năm 2014, được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, chính quyền, của bộ đội biên phòng, gia đình anh Giàng Seo Lử đã có được ngôi nhà gỗ kiên cố không còn phải lo lúc mưa, lúc nắng như trước. Lại được các chương trình, dự án Nhà nước hỗ trợ, Giàng Seo Lử đã có tiền mua bò, mua lợn về nuôi và trồng ngô. Anh Giàng Seo Lử cho hay: Bản Na Ón trước đây nghèo lắm, đồng bào quanh năm thiếu ăn, thiếu mặc, cái đói, cái rét luôn bủa vây mỗi khi đến mùa giáp hạt. Trẻ nhỏ không được đến lớp, phải theo bố mẹ lên nương, rẫy làm ăn. Thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống của người dân trong bản từng bước được cải thiện, trẻ em được đi học, được đến trường học cái chữ.

Giờ thì không chỉ gia đình ông Vư, anh Lử mà ở các bản làng của người Mông nơi Cổng Trời Trung Lý có một cuộc sống đủ đầy hơn trước rất nhiều. Ông Quách Văn Mị, Chủ tịch UBND xã Trung Lý cho biết: Là một trong những xã có tỷ lệ người Mông sinh sống nhiều nhất của huyện Mường Lát, Trung Lý từ lâu luôn được mệnh danh “nóc nhà” của xứ Thanh. Toàn xã hiện có 15 thôn, bản với 1.260 hộ, 6.262 khẩu, tập trung 4 dân tộc cùng sinh sống (Mông, Thái, Mường, Kinh), trong đó đồng bào Mông chiếm gần 70%, tập trung tại 11 bản, nằm rải rác trên các sườn núi, trục giao thông. Trước đây, đời sống bà con nơi đây chủ yếu dựa vào nông nghiệp là chính nên gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao, sản xuất theo hình thức tự cung, tự cấp. Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, người Mông nơi đây đã vượt khó vươn lên, ổn định đời sống. Để cây lúa năng suất cao, người dân đã biết chọn giống lúa mới và dùng ống luồng làm đường dẫn nước tưới cho cây lúa. Bên cạnh đó, người dân còn biết tận dụng những khoảnh đất trống để trồng thêm các loại rau, quả phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng như cải, su su, đậu... để cải thiện cuộc sống. Năm nay, đời sống bà con có phần vất vả hơn do thiên tai gây nên nhưng bà con vẫn hăm hở chuẩn bị đón tết cổ truyền của dân tộc.

Ở các bản làng của người Mông nơi Cổng Trời Trung Lý, không chỉ có sự quan tâm của các cấp, các ngành mà sự giúp đỡ của cán bộ, chiến sĩ biên phòng cũng góp phần vào việc làm thay đổi cách sống, nếp nghĩ của bà con. Với phương châm 4 cùng “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc” và 4 bám “bám chính quyền, bám đường lối, chính sách, bám dân, bám địa bàn”, cấp ủy, chỉ huy Đồn Biên phòng Trung Lý đã cử cán bộ, chiến sĩ xuống các thôn, bản để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, tăng cường mối đoàn kết quân - dân, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng. Cùng với công tác tuyên truyền, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trung Lý đã hướng dẫn chuyển giao khoa học – kỹ thuật, ứng dụng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm hiệu quả cho người dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng còn vận động nhân dân đăng ký trồng hàng trăm ha rừng... giúp đỡ hàng chục học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đến trường; dạy xóa mù chữ cho nhiều học viên.

Vào những ngày cuối năm, khi mà tết đã cận kề, bà con dân tộc Mông nơi Cổng Trời Trung Lý tập trung dọn dẹp nhà cửa, mổ lợn làm bánh chuẩn bị đón tết. Tất cả các dụng cụ canh tác như cày, cuốc, xẻng, dao, cào đều được gia chủ rửa sạch sẽ dán giấy màu rồi xếp vào góc nhà, mười ngày sau mới lấy ra sử dụng. Người Mông cho rằng ngày tết con người được nghỉ ngơi, công cụ và vật dụng trong nhà cũng phải được nghỉ ngơi thì sang năm mới làm ăn mới thuận lợi, mùa màng sẽ tốt tươi. Bên bếp lửa hồng, mọi người trong gia đình ngồi quây quần bên nhau hát những bài ca đón xuân; người già kể cho lớp trẻ nghe những câu chuyện dòng họ, làng bản và cả những câu chuyện buồn vui của một năm cũ sắp qua để cùng chào đón năm mới.

Trong những ngày tết, từ sáng sớm thanh niên nam nữ ăn mặc đẹp tập trung tại một địa điểm rộng cùng chơi hội tết. Những chàng trai, cô gái ném pao để tỏ tình, bọn trẻ thì chơi ném quay, khắp các thôn, bản rộn rã tiếng khèn, tiếng sáo...

Bài và ảnh: Quốc Hương


Bài Và Ảnh: Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]