(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, số người Thanh Hóa trở về từ vùng dịch khá lớn. Dự kiến số lao động trở về có nhu cầu việc làm ở quê sẽ còn tăng. Do đó, các địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động hồi hương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tạo việc làm cho lao động hồi hương

Thời gian qua, số người Thanh Hóa trở về từ vùng dịch khá lớn. Dự kiến số lao động trở về có nhu cầu việc làm ở quê sẽ còn tăng. Do đó, các địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động hồi hương.

Tạo việc làm cho lao động hồi hương

Người lao động hồi hương ở huyện Quảng Xương làm thủ tục vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Xương.

Thực hiện mục tiêu “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, cùng với việc tham mưu triển khai các giải pháp chăm lo đời sống cho người dân trong bối cảnh dịch bệnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã kịp thời tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành và triển khai phương án đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động sau khi thực hiện xong cách ly. Đồng thời đề nghị các huyện, thị xã, thành phố tổ chức điều tra, khảo sát, nắm tình hình, số lượng, phân loại nhu cầu việc làm, đào tạo nghề của người lao động; phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức hội nghị tư vấn, tham vấn tại các cộng đồng, cung cấp thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm cho người lao động trở về từ vùng dịch.

Tại huyện Quảng Xương, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động trở về từ vùng dịch luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt, huyện tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và nhu cầu tuyển dụng lao động, ngành nghề tuyển dụng của các doanh nghiệp để người lao động có cơ hội tiếp cận với thông tin về thị trường lao động. Bên cạnh đó, công tác điều tra, khảo sát, cập nhật nhu cầu đào tạo nghề, giải quyết việc làm của người lao động trở về từ vùng dịch sau khi thực hiện xong việc cách ly được chú trọng. Công tác phối hợp với các doanh nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động, kết nối cung - cầu lao động được tăng cường. Mặt khác, huyện tập trung hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động.

Với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị cùng thực hiện các giải pháp căn cơ, bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện thường xuyên kết nối, phối hợp với các xã, thị trấn để tuyển dụng lao động nhằm giải quyết việc làm cho người lao động sau thời gian cách ly. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện ưu tiên cho người lao động trở về từ vùng dịch vay vốn nhằm giải quyết việc làm, phát triển sản xuất. Hiện số lao động hồi hương được tạo việc làm là 4.702 người. Số lao động được đào tạo nghề là 171 người. Số lao động có nhu cầu vay vốn, tự tạo việc làm là 75 người. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Xương đã làm thủ tục cho 10 người lao động vay vốn với số tiền giải ngân gần 700 triệu đồng.

Thực hiện phương án đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động trở về từ vùng dịch sau khi thực hiện xong việc cách ly, qua rà soát, cập nhật, huyện Quan Hóa có trên 2.900 người trở về từ vùng dịch. Trong đó có 2.881 người có nhu cầu việc làm, (2.015 người có nhu cầu quay lại tìm việc làm tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và nơi khác, phần lớn họ từng làm việc tại các công ty, khu công nghiệp đã được đào tạo nghề; 452 người được tạo việc làm mới; 4 lao động có nhu cầu vay vốn, tự tạo việc làm).

Là người mới được tiếp cận vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quan Hóa, anh Vi Văn Hân, ở xã Thiên Phủ, chia sẻ: Trước đây, vì mưu sinh, tôi đã rời quê ra Hà Nội làm lao động tự do, ai thuê gì làm nấy nên thu nhập bấp bênh. Khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại, tôi không có việc làm, đành trở về quê và làm hồ sơ vay 80 triệu đồng. Ngày 15-10 vừa qua, tôi đã đến Ngân hàng Chính sách xã hội huyện ký nhận tiền và mua 3 con bò sinh sản. Nhờ có khoản vay với mức lãi suất thấp đã giúp tôi có động lực bắt đầu lại cuộc sống tại quê nhà. Cũng là lao động tự do, làm nghề thợ xây tại Hà Nội và đã mất việc 5 tháng ròng. Biết mình thuộc đối tượng ưu tiên vay vốn giải quyết việc làm, anh Ngân Ngọc Phú, ở xã Thiên Phủ đã đến Ngân hàng Chính sách xã hội huyện làm thủ tục vay 100 triệu đồng để phát triển kinh tế. Anh Phú cho biết: Được tiếp cận nguồn vốn vay, tôi sẽ mua bò, tương lai sẽ phát triển đàn bò, mở rộng chăn nuôi. Sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, của địa phương đã tiếp sức cho những người lao động như tôi tự tạo việc làm trong lúc khó khăn.

Theo số liệu cập nhật của UBND các huyện, thị xã, thành phố, số người Thanh Hóa trở về từ vùng dịch từ ngày 27-4-2021 đến ngày 21-10-2021 là 209.965 người. Qua khảo sát, số lao động có nhu cầu quay trở lại làm việc tại các tỉnh, thành phố sau khi dịch bệnh được khống chế là khoảng 50%. Số lao động có nhu cầu việc làm là 42.566 người; nhu cầu đào tạo nghề là 1.101 người; nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm là 2.119 người với tổng số vốn đề nghị vay trên 169 tỷ đồng. Bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cho biết: Xác định vấn đề việc làm, bảo đảm an sinh xã hội cho lao động hồi hương là việc làm cấp thiết, các địa phương, đơn vị cùng các ngành chức năng trong tỉnh đã có những giải pháp thiết thực, cách làm linh hoạt trong hỗ trợ công dân hồi hương có việc làm, ổn định cuộc sống tại quê nhà. Hiện đã có 24.166 người được hỗ trợ tạo việc làm; 251 người được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng; 59 người được vay vốn, với tổng số tiền đã giải ngân 4 tỷ 443 triệu đồng.

Để đạt mục tiêu 100% người trong độ tuổi lao động trở về từ vùng dịch có nhu cầu học nghề, giải quyết việc làm đều được hỗ trợ, thời gian tới, các địa phương trong tỉnh tiếp tục tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm của lao động trở về từ vùng dịch. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động để người lao động ở vùng dịch yên tâm ở lại, tiếp tục làm việc tại nơi sản xuất cũ trong tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát và các doanh nghiệp trở lại hoạt động. Người lao động trở về từ vùng dịch có nhu cầu việc làm được tiếp cận với các thông tin về thị trường lao động để lựa chọn cho mình một việc làm phù hợp, với phương châm “Ly nông bất ly hương”. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động. Nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để kịp thời tham mưu, đề xuất các biện pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi và đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút lao động trở về từ vùng dịch vào làm việc. Hỗ trợ kinh phí đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho người lao động trở về từ vùng dịch bị mất việc làm có nhu cầu học nghề. Tổ chức sàn giao dịch việc làm, hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; tăng cường các phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối giữa các tỉnh, thành trong cả nước để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thông tin về việc làm, học nghề. Ưu tiên, tạo điều kiện cho người lao động trở về từ vùng dịch vay vốn tự tạo việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội...

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]