(Baothanhhoa.vn) - ội ngũ giáo viên dạy nghề (GVDN) là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề (ĐTN). Xác định rõ điều này, công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GVDN luôn được các cơ sở ĐTN trên địa bàn tỉnh quan tâm đầu tư, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy mới để đạt chuẩn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tạo chuyển biến về chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề

Tạo chuyển biến về chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề

Học sinh Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa trong giờ thực hành.

ội ngũ giáo viên dạy nghề (GVDN) là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề (ĐTN). Xác định rõ điều này, công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GVDN luôn được các cơ sở ĐTN trên địa bàn tỉnh quan tâm đầu tư, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy mới để đạt chuẩn.

Theo số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), toàn tỉnh hiện có 88 cơ sở ĐTN, trong đó 56 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), gồm 11 trường cao đẳng, 14 trường trung cấp, 31 trung tâm GDNN và 32 cơ sở khác có hoạt động GDNN. Chất lượng đội ngũ nhà giáo các cơ sở GDNN ngày càng được nâng cao, cơ bản đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, với tổng số 1.801 người (trong đó tiến sĩ 21 người (1,17%); thạc sĩ 372 người (20,66%); đại học 894 người (49,64%), cao đẳng 176 người (9,77%); trung cấp và trình độ khác 338 người (18,76%)). Công tác đào tạo, bồi dưỡng GVDN luôn được ngành LĐTB&XH và các cơ sở GDNN chú trọng; định kỳ 3 năm một lần, tỉnh tổ chức cho giáo viên các cơ sở GDNN tham gia hội giảng nhà giáo GDNN, hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp tỉnh, cấp quốc gia. Qua đó, đã góp phần giúp đội ngũ GVDN nâng cao tay nghề, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp các tỉnh, thành trong cả nước, cũng như nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường nghề.

Cùng với chất lượng của đội ngũ GVDN được nâng lên, thì nhận thức của người học, người dân và xã hội về GDNN đã có những chuyển biến tích cực, thể hiện ở kết quả tuyển sinh những năm gần đây đã bắt đầu đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Chất lượng và hiệu quả GDNN có những chuyển biến rõ rệt, kỹ năng nghề của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp được nâng lên. Ở nhiều nghề trọng điểm, kỹ năng nghề của lao động trong tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia và khu vực. Lao động qua ĐTN tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế và đảm nhận được các vị trí công việc phức tạp; trên 80% người học có việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở GDNN tỷ lệ này đạt gần 100%. Nhìn chung, chất lượng lao động qua ĐTN cơ bản đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Kết quả giai đoạn 2016-2020, các cơ sở ĐTN và các doanh nghiệp trong tỉnh tuyển sinh đào tạo, kèm cặp truyền nghề cho trên 300.000 người; trong đó, trình độ cao đẳng 10.458 người, trung cấp 32.658 người, sơ cấp 129.926 người, dưới 3 tháng 219.948 người; tỷ lệ có việc làm sau đào tạo các nghề trọng điểm đạt trên 90%. Ngoài ra, các cơ sở GDNN đã tích cực tham gia các hội thi, hội giảng toàn quốc đạt kết quả đáng khích lệ: Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc năm 2016 có 3 mô hình thiết bị tham gia dự thi đạt 2 giải ba, 1 giải khuyến khích; năm 2019, 10 thiết bị tham gia dự thi đạt 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 4 giải khuyến khích, xếp thứ 3 toàn đoàn. Hội giảng nhà giáo GDNN toàn quốc năm 2018, có 9 nhà giáo tham gia dự thi đạt 1 giải nhì, 2 giải ba và 6 giải khuyến khích...

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GVDN vẫn còn nhiều hạn chế. Ông Lý Nguyên Chương, Trưởng Phòng Dạy nghề (Sở LĐTB&XH) nhận định: Những năm qua tỉnh ta đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN. Tuy nhiên, xét về trình độ kỹ năng nghề và kỹ năng sư phạm của đội ngũ giáo viên hiện vẫn chưa bảo đảm đủ chuẩn so với quy định (cả 3 tiêu chí: trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và kỹ năng sư phạm). Phần lớn GVDN chưa đủ khả năng ngoại ngữ để giao tiếp, tự nghiên cứu các tài liệu hoặc tham gia dạy nghề bằng tiếng Anh khi liên kết với các cơ sở dạy nghề ngoài nước, trong khi xu hướng dạy nghề đang tiếp cận đến trình độ khu vực và quốc tế. “Nhiều sinh viên ra trường vẫn chưa thể đứng lớp dạy nghề ngay được, vì dạy nghề có những đặc thù riêng, chú trọng yếu tố thực hành nhiều hơn lý thuyết”, ông Chương cho biết.

Thực tế, thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng GVDN được thường xuyên thực hiện ở các cơ sở dạy nghề. Tính đến hết năm 2020, có trên 90% GVDN được các cơ sở dạy nghề tổ chức hoặc cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, hơn 20% được bồi dưỡng về chuyên môn, hơn 18% được bồi dưỡng về kỹ năng nghề và hơn 70% được bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm. Tuy nhiên, đa phần giáo viên được bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm, chứ chưa được quan tâm bồi dưỡng về kỹ năng nghề, trong khi điều này lại rất cần thiết. “Chưa có sự liên kết tích cực giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng nghề cho GVDN. GVDN chưa được bố trí, khuyến khích tham gia vào doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất để trau dồi về kỹ năng nghề, bổ sung, cập nhật kiến thức kịp thời, phù hợp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy được tích cực thực hiện thời gian qua, nhưng chủ yếu tập trung ở các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và một số trung tâm dạy các ngành nghề về công nghệ thông tin. Hiện nay công tác hỗ trợ đưa giáo viên đi đào tạo ở nước ngoài, tiếp cận với trình độ ĐTN ở khu vực và quốc tế hạn chế, còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách hỗ trợ của Trung ương và địa phương”, ông Chương cho biết thêm.

Để hình thành đội ngũ GVDN có đầy đủ phẩm chất, kỹ năng nghề, có khả năng nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy và đời sống, thì cần có thêm những chính sách thu hút, đãi ngộ tốt hơn. Đồng thời huy động thêm nhiều nguồn lực vào công tác đào tạo, bồi dưỡng GVDN. Thực tế cho thấy, để nâng cao chất lượng ĐTN cần đảm bảo 3 yếu tố: đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên; đầu tư trang thiết bị; đổi mới chương trình đào tạo. Do vậy, việc đào tạo đội ngũ giáo viên cần được các ngành chức năng và cơ sở GDNN chú trọng hơn nữa. Để làm được điều này, thời gian tới, ngành LĐTB&XH tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh, tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn chuyên môn nghiệp vụ; đẩy mạnh chuyển giao các chương trình, tài liệu bồi dưỡng GVDN; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên ở nước ngoài; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên ở các ngành, nghề trọng điểm. Cùng với đó, các cơ sở GDNN cũng cần chủ động liên kết trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên để phù hợp với thực tế các trường, các doanh nghiệp và nhu cầu xã hội.

Trần Hằng


Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]