(Baothanhhoa.vn) - Lâu nay, măng tre, luồng, nứa... được xem là một trong những lâm sản phụ, mang lại nguồn thu nhập cho một bộ phận người dân ở các huyện miền núi của tỉnh. Tuy nhiên, việc quản lý, kiểm tra khai thác và chế biến, mua bán sản phẩm từ măng vẫn còn buông lỏng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường quản lý khai thác, chế biến măng rừng

Lâu nay, măng tre, luồng, nứa... được xem là một trong những lâm sản phụ, mang lại nguồn thu nhập cho một bộ phận người dân ở các huyện miền núi của tỉnh. Tuy nhiên, việc quản lý, kiểm tra khai thác và chế biến, mua bán sản phẩm từ măng vẫn còn buông lỏng.

Tăng cường quản lý khai thác, chế biến măng rừng

Măng rừng được bày bán phổ biến ở các chợ nông thôn, miền núi trong tỉnh.

Toàn tỉnh hiện có 152.659 ha tre, luồng... tập trung tại các huyện Bá Thước, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Hóa, Quan Sơn, Thường Xuân. Phần lớn diện tích rừng luồng đang bị người dân khai thác không đúng quy trình, quá cường độ cho phép. Nhất là trong mùa măng, nhiều hộ dân đã khai thác, tận thu măng để sản xuất măng tươi, măng khô, cùng với việc không cải tạo, bón phân khiến đất đai bị thoái hóa, bạc màu, nhiều diện tích rừng luồng rơi vào tình trạng bị suy thoái nghiêm trọng. Thông thường, mùa khai thác măng rầm rộ vào tháng 12 đến tháng 3 dương lịch, lúc này thời tiết chuyển mưa nhiều nên măng phát triển nhanh. Đây cũng là thời điểm Tết Nguyên đán nên nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm măng tăng lên. Đồng bào ở các huyện miền núi đi khai thác măng về và sử dụng nước suối luộc kỹ sau đó ngâm vào nước, hàng ngày thay nước. Thời gian giữ măng tươi từ 15 - 20 ngày mà không cần bất kỳ chất bảo quản nào. Theo người dân bản địa, công việc đào măng được coi là một nghề phụ gắn bó từ nhiều năm nay, nếu như ngày trước đi tìm măng chỉ để phục vụ bữa ăn gia đình thì giờ đây cây măng đã trở thành sản phẩm hàng hóa đem lại giá trị không nhỏ cho đời sống người dân trong vùng. Vào mùa măng, phần lớn các lao động là phụ nữ và người già đi khai thác là chính. Thông thường, đầu vụ măng giá cao hơn bình quân khoảng 15.000 đồng/kg, còn giữa và cuối vụ vì măng nhiều nên giá măng giảm dần. Do thời gian khai thác măng trong năm không nhiều, chính vì vậy, lượng măng tươi khai thác được phần lớn thương lái thu mua về bảo quản để cung cấp ra thị trường trong tỉnh và các vùng lân cận.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2016 đến nay, sản lượng khai thác măng rừng khoảng 3.107 tấn. Phần lớn các sản phẩm măng được người dân khai thác về bán trực tiếp cho thương lái thu mua phục vụ nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm măng tươi. Việc bảo quản sản phẩm măng sau thu hoạch chưa được chú trọng nên tổn thất sau thu hoạch cao và có nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy sơ chế, chế biến các sản phẩm măng mà chủ yếu là các hộ dân chế biến nên quy mô nhỏ lẻ, cơ sở vật chất, thiết bị thô sơ, lạc hậu, sản xuất thủ công và dựa trên kinh nghiệm là chính. Công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm đối với các cơ sở khai thác, kinh doanh, bảo quản, sơ chế, chế biến các sản phẩm từ măng rừng chưa được chú trọng. UBND cấp huyện, cấp xã chưa thực hiện quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở này, chưa tổ chức cho các cơ sở ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn... Tình trạng lạm dụng hóa chất trong bảo quản, sơ chế, chế biến măng vẫn còn xảy ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do năng lực, trình độ của người khai thác, kinh doanh, sơ chế, chế biến các sản phẩm từ măng còn hạn chế, chưa am hiểu các quy định về quản lý chất lượng an toàn thực phẩm.

Do đó, để bảo đảm cân bằng lợi ích giữa khai thác và bảo vệ, phát triển rừng cũng như quản lý chất lượng an toàn thực phẩm có nguồn gốc từ măng, các ngành có liên quan của tỉnh tích cực phối hợp với các địa phương có diện tích rừng tre, luồng, nứa... tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho bà con đối với việc khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, thực hiện các biện pháp khai thác hợp lý, không khai thác triệt để, có như vậy rừng mới phát triển bền vững, bảo đảm sinh kế lâu dài. Đồng thời, tổ chức kiểm tra việc chế biến các sản phẩm măng của các cơ sở nhỏ lẻ.

Bài và ảnh: Hải Đăng


Bài và ảnh: Hải Đăng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]