(Baothanhhoa.vn) - Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) kết nối mạng cơ sở cung ứng thuốc sẽ tạo ra công cụ hữu hiệu cho công tác quản lý. Đặc biệt, quan trọng nhất là mang lại lợi ích lớn cho nhân dân. Chỉ cần thông qua công cụ máy tính hoặc điện thoại, người dân sẽ biết được các thông tin liên quan để lựa chọn các nhà thuốc, dễ dàng tiếp cận với các thông tin của thuốc như nguồn gốc xuất xứ, hạn dùng, cách dùng, liều dùng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc

Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) kết nối mạng cơ sở cung ứng thuốc sẽ tạo ra công cụ hữu hiệu cho công tác quản lý. Đặc biệt, quan trọng nhất là mang lại lợi ích lớn cho nhân dân. Chỉ cần thông qua công cụ máy tính hoặc điện thoại, người dân sẽ biết được các thông tin liên quan để lựa chọn các nhà thuốc, dễ dàng tiếp cận với các thông tin của thuốc như nguồn gốc xuất xứ, hạn dùng, cách dùng, liều dùng.

Nhà thuốc Tốt Tốt – một trong những đơn vị triển khai tốt việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động của nhà thuốc.

Ngày 25-10-2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; ngày 31-12-2017 Chính phủ có Nghị quyết số 139/NQ-CP về Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện các nghị quyết là “Tập trung quản lý hệ thống bán buôn, bán lẻ, các nhà thuốc trong và ngoài bệnh viện. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để truy xuất nguồn gốc thuốc, chấn chỉnh tình trạng bán thuốc không theo đơn. Ứng dụng CNTT, thực hiện kết nối mạng, bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả thuốc được mua vào, bán ra ở mỗi nhà thuốc trên toàn quốc”. Ngày 23-8-2018 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 13/CT/TTg về việc tăng cường quản lý, kết nối các cơ sở cung ứng thuốc.

Theo quy định, việc ứng dụng CNTT kết nối cơ sở cung ứng thuốc toàn quốc bao gồm: Hệ thống quản lý nhà thuốc, cơ sở dữ liệu dược quốc gia, cổng tra cứu trên web và ứng dụng tra cứu thuốc trên di động cho người dân. Đây là quy định bắt buộc để cơ quan quản lý kiểm soát xuất xứ, giá cả nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra và chấn chỉnh tình trạng bán thuốc không theo đơn. Các cơ sở bán lẻ bắt buộc phải có thiết bị và triển khai ứng dụng CNTT với lộ trình từng năm một. Đối với nhà thuốc, phải có thiết bị và triển khai ứng dụng CNTT thực hiện kết nối mạng bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra; phải có cơ chế chuyển thông tin về việc mua bán thuốc, chất lượng thuốc giữa các nhà cung cấp với khách hàng cũng như việc chuyển giao thông tin cho cơ quan quản lý liên quan khi được yêu cầu. Lộ trình này đối với nhà thuốc và tủ thuốc trạm y tế xã phải hoàn thành trong năm 2018, đối với quầy thuốc bắt đầu triển khai từ ngày 1-1-2019. Cơ quan quản lý sẽ kiểm tra thẩm định định kỳ việc đáp ứng thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc 3 năm một lần với các nhà thuốc. Ngoài ra, các nhà thuốc còn phải chịu sự kiểm tra đột xuất, hoặc kiểm tra theo kế hoạch của các cơ quan chức năng. Ngoài xử phạt bằng tiền, nếu các cơ sở bán thuốc không chấp hành triển khai ứng dụng CNTT thực hiện kết nối mạng có thể sẽ bị tước giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh dược, tước chứng chỉ hành nghề dược.

Theo báo cáo của Sở Y tế, tại Thanh Hóa hiện nay có 361 nhà thuốc, 2.216 quầy thuốc, 92 cơ sở bán buôn. Thực hiện chương trình hành động của Chính phủ, kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT kết nối cơ sở cung ứng thuốc của Bộ Y tế, Sở Y tế đã và đang triển khai ứng dụng CNTT kết nối cơ sở dữ liệu các cơ sở cung ứng thuốc; phối hợp với Viettel Thanh Hóa tổ chức các lớp tập huấn triển khai CNTT kết nối cơ sở dữ liệu các cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn tỉnh. Đến thời điểm này đã có gần 90% nhà thuốc ứng dụng phần mềm để quản lý kinh doanh thuốc.

Bà Đỗ Thị Vân, Phó Giám đốc Công ty CP Dược Tốt Tốt Pharma, phụ trách nhà thuốc Tốt Tốt (phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa) cho hay, dù chưa có yêu cầu của Sở Y tế, nhà thuốc đã đưa vào sử dụng phần mềm để quản lý hoạt động của nhà thuốc. Vì vậy, khi Sở Y tế triển khai kết nối CNTT vào nhà thuốc không gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà thuốc. Chỉ cần nhấp chuột vào một loại thuốc, chúng tôi sẽ có đầy đủ thông tin của nó. Hơn nữa, khi thuốc sắp hết hạn sử dụng, hay thuốc bị đình chỉ... phần mềm CNTT này cũng báo để chúng tôi xử lý.

Còn đại diện nhà thuốc Minh Trang, đường Hải Thượng Lãn Ông (TP Thanh Hóa) cho biết, nhà thuốc cũng đã sử dụng phần mềm để lưu các thông tin về nhập, bán thuốc hằng ngày. Theo yêu cầu của Sở Y tế, sắp tới các nhà thuốc, quầy thuốc sẽ phải sử dụng phần mềm để quản lý hoạt động của nhà thuốc. Vì thế sẽ phải chi thêm khoảng vài trăm ngàn đồng/tháng để duy trì hoạt động này. Thay vì phải ghi tay các hoạt động nhập, bán thuốc, chúng tôi sẽ lưu vào máy tính để quản lý. Thời gian đầu, tôi nghĩ sẽ khó khăn trong việc áp dụng phần mềm này, nhất là những dược sĩ lớn tuổi. Tuy nhiên, khi ứng dụng CNTT vào quản lý nhà thuốc sẽ hiệu quả hơn và thuận lợi cho nhà quản lý.

Bên cạnh các nhà thuốc có quy mô, chủ một số nhà thuốc nhỏ cho rằng, phần mềm quản lý nhà thuốc sẽ có ứng dụng tốt trong các cơ sở bán buôn hoặc các nhà thuốc lớn do lượng thuốc nhập vào, bán ra khá lớn. Với các quầy thuốc hay nhà thuốc nhỏ, có lượng khách ít thì việc ứng dụng phần mềm này khá khó khăn. Lý do là chi phí để duy trì hoạt động ứng dụng CNTT này khá cao so với một quầy thuốc, nhà thuốc nhỏ. Thông thường, các nhà thuốc này chỉ lưu lại các hoạt động mua, bán theo cách thủ công, mỗi nơi sẽ lưu theo một cách khác nhau.

Trao đổi với ông Phạm Ngọc Thơm, Phó Giám đốc Sở Y tế được biết: Việc triển khai ứng dụng CNTT kết nối mạng cơ sở cung ứng thuốc sẽ tạo ra công cụ hữu hiệu cho công tác quản lý. Đặc biệt, quan trọng nhất là mang lại lợi ích lớn cho nhân dân. Chỉ cần thông qua công cụ máy tính hoặc điện thoại, người dân sẽ biết được các thông tin liên quan để lựa chọn các nhà thuốc, dễ dàng tiếp cận với các thông tin của thuốc như nguồn gốc xuất xứ, hạn dùng, cách dùng, liều dùng. Các cơ sở cung ứng thuốc có công cụ hữu hiệu phục vụ hoạt động kinh doanh như chức năng thống kê, báo cáo, kiểm soát chặt chẽ hạn dùng của thuốc, đưa ra cảnh báo khi thuốc sắp hết hạn. Đồng thời tiếp nhận kịp thời các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý như thông tin thuốc bị thu hồi, thuốc không đạt chất lượng, kiểm soát giá cả, nguồn gốc xuất xứ của thuốc. Hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào việc quản lý tất cả các vấn đề về đời sống xã hội là xu hướng tất yếu. Dù một số cơ sở nhỏ cho rằng họ sẽ tốn kém một phần chi phí khi ứng dụng này đưa vào áp dụng, tuy nhiên thuốc là mặt hàng thiết yếu, được quản lý diện đặc biệt nên càng phải có cách quản lý chặt chẽ, ngành đang tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện việc kết nối các cơ sở cung ứng thuốc, tăng cường quản lý các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh và thực hiện việc kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn đúng quy định. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc kết nối và thực hiện kê đơn, mua bán thuốc theo đơn theo quy định, nhằm khắc phục tình trạng mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không theo đơn, đặc biệt là mua bán, sử dụng thuốc kháng sinh không có đơn thuốc đã dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ở mức độ đáng báo động như hiện nay.


Bài và ảnh: Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]