(Baothanhhoa.vn) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành kế hoạch về phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025.

Tăng cường phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành kế hoạch về phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025.

Tăng cường phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh

Mục đích nhằm tạo sự đồng thuận, quyết tâm và chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, đoàn thể và Nhân dân trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh; thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm; đảm bảo quyền bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội, tạo cơ hội giúp người bán dâm hòa nhập cộng đồng bền vững. Đồng thời kiên quyết đấu tranh triệt phá những tụ điểm, ổ nhóm tội phạm tổ chức hoạt động mại dâm góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn dân cư.

UBND tỉnh yêu cầu việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống mại dâm được tiến hành đồng bộ với các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, kinh tế - xã hội, hành chính, hình sự và các biện pháp khác trong phòng, chống mại dâm; kết hợp phòng, chống tệ nạn mại dâm với phòng, chống tệ nạn ma tuý và phòng, chống nhiễm HIV/AIDS; Tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống mại dâm phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền con người, chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với phụ nữ, trẻ em và các nhóm yếu thế khác.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch phòng, chống mại dâm hằng năm trên cơ sở kế hoạch giai đoạn 5 năm trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt trong tháng 1 hằng năm. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền các chính sách, chế độ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng; từng bước xây dựng, tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xã hội, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm; Chủ trì thiết kế, phát triển các chương trình, các tài liệu, giáo trình công cụ truyền thông về phòng, chống mại dâm; tổ chức đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật về phòng, chống mại dâm bằng nhiều hình thức và nội dung phong phú phù hợp với từng đối tượng tầng lớp Nhân dân; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chỉ đạo, tổ chức triển khai các giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm; xây dựng, phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ xã hội đối với người bán dâm; Triển khai các mô hình theo hướng hỗ trợ trao quyền, tăng cường sự tham gia đối với các nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực, câu lạc bộ của người bán dâm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan của người bán dâm khi có chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Kiện toàn lực lượng kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm, kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm của các huyện, thị xã, thành phố...

Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tổ chức đấu tranh tội phạm mại dâm; tổ chức điều tra, triệt phá các ổ nhóm, tụ điểm, đường dây mại dâm. Gắn chương trình phòng, chống mại dâm với chương trình phòng, chống tội phạm trong đó có tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm; Thực hiện công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, quản lý các cơ sở về an ninh trật tự có điều kiện như vũ trường, quán bar, karaoke, massage... nơi tiềm ẩn nhiều phức tạp về tội phạm và tệ nạn mại dâm; không để hình thành các đường dây, tụ điểm hoạt động mại dâm gây bức xúc cho quần chúng Nhân dân; Chỉ đạo lực lượng công an các cấp thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, tệ nạn mại dâm; lập án đấu tranh với các đường dây mại dâm, môi giới mại dâm; nâng cao tỷ lệ, điều tra, khám phá, bắt giữu tội phạm về mại dâm, không để lọt đối tượng cầm đầu đường dây, tổ chức hoạt động mại dâm.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống mại dâm, lồng ghép với hoạt động phòng, chống ma túy và mua bán người ở khu vực biên giới. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, quản lý biên giới, đặc biệt khu vực cửa khẩu; kịp thời phát hiện và ngăn chặn hoạt động mại dâm, tội phạm mua bán người qua biên giới nhằm mục đích mại dâm để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; Phối hợp với lực lượng Công an trong nắm tình hình, trao đổi thông tin, quản lý địa bàn, đối tượng và thực hiện các kế hoạch nghiệp vụ đấu tranh phòng, chống mại dâm.

Sở Y tế chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành tạo điều kiện thuận lợi cho người bán dâm tiếp cận, sử dụng các dịch vụ can thiệp dự phòng, khám và điều trị HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục; chương trình điều trị Methadone, cai nghiện ma túy cho người bán dâm có sử dụng ma túy; Tổ chức thanh tra, kiểm tra điều kiện về y tế và hướng dẫn tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm.

BĐT


BĐT

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]