(Baothanhhoa.vn) - Tại Thanh Hóa, Chương trình mục tiêu quốc gia dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng, song công tác truyền thông, tư vấn, cung cấp các dịch vụ phòng, chống viêm nhiễm đường sinh sản ở phụ nữ vẫn còn gặp không ít khó khăn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ các xã bãi ngang, ven biển

Tại Thanh Hóa, Chương trình mục tiêu quốc gia dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng, song công tác truyền thông, tư vấn, cung cấp các dịch vụ phòng, chống viêm nhiễm đường sinh sản ở phụ nữ vẫn còn gặp không ít khó khăn.

Cán bộ dân số gặp gỡ, tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ xã bãi ngang ven biển Hoằng Thanh (Hoằng Hóa).

Tỷ lệ viêm nhiễm ở phụ nữ độ tuổi 18-49 có chồng ở các xã bãi ngang, ven biển khá cao, chiếm 60 - 65%. Những bệnh thường gặp về nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ tại các xã bãi ngang, ven biển như: Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (nấm, HIV...); nhiễm khuẩn do vi khuẩn nội sinh... Hậu quả của các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản có thể gây biến chứng nghiêm trọng như viêm tiểu khung, vô sinh, sảy thai, trẻ đẻ thiếu cân, mù lòa, viêm phổi... Ở phụ nữ có thai bị viêm nhiễm đường sinh dục có thể gây viêm màng ối, vỡ ối sớm, đẻ non, nhiễm trùng sau sinh cho bà mẹ và sơ sinh.

Xuất phát từ tình hình thực tế địa phương, Thanh Hóa được Tổng cục DS-KHHGĐ lựa chọn thực hiện thí điểm hoạt động truyền thông, tư vấn, cung cấp các dịch vụ phòng, chống nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho phụ nữ từ 18-49 tuổi có chồng tại các xã bãi ngang, ven biển, với mục tiêu nhằm tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai, được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS)/KHHGĐ. Theo đó 6 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển được lựa chọn thực hiện thí điểm hoạt động truyền thông, tư vấn, cung cấp các dịch vụ phòng, chống nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho phụ nữ từ 18-49 tuổi có chồng gồm các xã: Hải Hà, Tĩnh Hải (Tĩnh Gia), Quảng Nham, Quảng Lưu (Quảng Xương), Hoằng Phụ, Hoằng Trường (Hoằng Hóa).

Thời gian qua, Chi cục DS-KHHGĐ xây dựng kế hoạch và phối hợp với 6 xã vùng bãi ngang, ven biển của 3 huyện trên tổ chức các buổi truyền thông, tư vấn, cung cấp dịch vụ phòng, chống nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho phụ nữ 18-49 tuổi có chồng và đạt được những kết quả quan trọng; phối hợp với các huyện, xã thực hiện thí điểm chương trình cung cấp các tờ rơi, các buổi nói chuyện chuyên đề, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài truyền thanh... để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chính sách về DS-KHHGĐ, SKSS/KHHGĐ, phòng, chống nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Huy động cộng tác viên dân số, các đoàn thể tại xã tổ chức tuyên truyền, vận động nhóm nhỏ, vận động trực tiếp tại hộ gia đình các đối tượng trong diện vận động thực hiện chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Tổ chức các đội lưu động y tế, KHHGĐ thực hiện tư vấn và cung cấp dịch vụ phòng, chống nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho 6 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển tỉnh Thanh Hóa; hỗ trợ điều trị phụ khoa, viêm nhiễm nặng. Định mức thuốc thiết yếu và vật tư tiêu hao phục vụ khám và điều trị thực hiện theo Thông tư 06/2009/TT-BYT, ngày 26-6-2009 của Bộ Y tế, các trang bị, dụng cụ y tế, phương tiện tránh thai phục vụ đầy đủ, kịp thời. Năm 2018, Chi cục DS-KHHGĐ phối hợp với xã thực hiện thí điểm thực hiện tư vấn khám sản khoa cho 900 phụ nữ, điều trị phụ khoa cho 678 ca phụ nữ bị viêm nhiễm. Việc tư vấn chăm sóc SKSS/KHHGĐ giúp người dân có đầy đủ thông tin cần thiết, phù hợp về các biện pháp tránh thai, chăm sóc thai nghén, phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản để chủ động chấp nhận, thực hiện các biện pháp KHHGĐ, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc SKSS.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ cho biết: Hoạt động truyền thông tư vấn, cung cấp các dịch vụ phòng, chống nhiễm khuẩn đường sinh sản các bệnh lây truyền qua đường tình dục góp phần tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai, được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Đồng thời, nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội, từng gia đình và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình.


Bài và ảnh: Hà Bắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]