(Baothanhhoa.vn) - Người bình thường tìm được việc làm đã khó, với người yếu thế thì cơ hội việc làm lại càng khó hơn. Vì vậy, để tăng cơ hội việc làm cho người yếu thế, Hội Bảo trợ người khuyết tật (NKT) và trẻ mồ côi tỉnh đã tích cực phối hợp với các trường, các địa phương, doanh nghiệp, HTX dạy nghề, tạo việc làm cho người yếu thế, giúp họ có thu nhập, tự tin vượt lên hoàn cảnh sống tự lập, hòa nhập bền vững với cộng đồng.

Tăng cơ hội việc làm cho người yếu thế

Người bình thường tìm được việc làm đã khó, với người yếu thế thì cơ hội việc làm lại càng khó hơn. Vì vậy, để tăng cơ hội việc làm cho người yếu thế, Hội Bảo trợ người khuyết tật (NKT) và trẻ mồ côi tỉnh đã tích cực phối hợp với các trường, các địa phương, doanh nghiệp, HTX dạy nghề, tạo việc làm cho người yếu thế, giúp họ có thu nhập, tự tin vượt lên hoàn cảnh sống tự lập, hòa nhập bền vững với cộng đồng.

Tăng cơ hội việc làm cho người yếu thếBế giảng lớp học nghề tranh gạo rang cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn và người khuyết tật TP Thanh Hóa, năm 2022.

Đặt nền móng khởi nghiệp, lập nghiệp

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 217.000 NKT, trong đó có khoảng 72.000 người có nhu cầu học nghề và làm việc. Xác định nhiệm vụ dạy nghề gắn với bố trí, tạo việc làm cho NKT có ý nghĩa quyết định thực hiện quyền của NKT, góp phần thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và chương trình an sinh xã hội “không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn tỉnh, từ năm 2013 đến năm 2015, mỗi năm Tổng cục Dạy nghề (nay là Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) thông qua Hội Bảo trợ NKT và trẻ mồ côi Việt Nam phân bổ kinh phí cho Tỉnh hội tổ chức 2 đến 3 lớp đào tạo nghề cho NKT. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay không còn nguồn nên việc huy động các nguồn lực cho dạy nghề đối với NKT là hết sức khó khăn.

Để tạo nguồn lực cho nhu cầu dạy nghề, đặt nền móng khởi nghiệp, lập nghiệp cho NKT, Tỉnh hội đã thực hiện khảo sát nhu cầu học nghề đến từng đối tượng, dạng tật. Lập dự án dạy nghề theo từng giai đoạn và hằng năm để kêu gọi sự giúp đỡ, phối hợp với các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và các đơn vị trực tiếp dạy; đồng thời tăng cường hoạt động đối ngoại Nhân dân, vận động các tổ chức phi chính phủ quốc tế tài trợ. Bằng cách làm trên, từ năm 2012 đến nay, Hội Bảo trợ NKT và trẻ mồ côi tỉnh đã huy động được trên 5,5 tỷ đồng để dạy nghề cho NKT. Hội đã phối hợp với các tổ chức dạy nghề, doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất tổ chức 76 lớp dạy nghề cho 1.923 học viên là NKT. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trường Trung cấp Nghề Thanh thiếu niên khuyết tật đặc biệt khó khăn tỉnh Thanh Hóa trong công tác vận động, động viên tuyển sinh dạy nghề cho gần 5.000 người. Các nghề đào tạo chủ yếu là chế biến cói mỹ nghệ, mây tre đan; tranh lưu niệm bằng đá quý, tranh gạo rang, tranh lông gà; làm chiếu tre, đồ trang sức, thêu ren, may; nghề làm nón lá, móc hộp, chổi đót; chăn nuôi, trồng trọt; sửa chữa điện dân dụng, điện lạnh; nghề hàn, nấu ăn, cắt tóc, vi tính văn phòng, hướng dẫn viên du lịch, kinh doanh online... Trong quá trình học nghề, các cấp hội trong tỉnh thường xuyên phối hợp với các đơn vị dạy nghề theo dõi, quản lý việc dạy và học nghề gắn với bố trí việc làm và thu nhập của NKT sau học nghề.

Vượt rào cản, khẳng định bản thân

Thông qua các lớp học nghề đã khơi dậy được niềm tin, nghị lực, tài năng của cộng đồng NKT trong tìm kiếm việc làm, khởi nghiệp, lập nghiệp. Điển hình là NKT Cao Văn Tuân đã thành lập HTX tranh và đồ mỹ nghệ Tân Phát do anh làm giám đốc. Cơ sở chuyên sản xuất tranh gạo rang và dạy nghề làm tranh gạo rang cho NKT. Hay như vợ chồng NKT Đinh Văn Ưng - Lưu Thị Quyên, từ “hai bàn tay trắng, bốn bàn tay không” đã cùng nhau “đồng cam cộng khổ” vượt khó, gây dựng cơ sở sửa chữa và phân phối các mặt hàng điện gia dụng Ưng Quyên với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, vợ chồng NKT Ưng - Quyên còn dạy nghề, tạo việc làm cho những người cùng cảnh ngộ. Nhiều người sau học nghề được anh Ưng tiếp nhận vào làm, đến khi thạo việc đã tự mở cơ sở sửa chữa đồ điện gia dụng nuôi sống bản thân. Hay như anh Nguyễn Anh Tuấn, sau thời gian 2 năm học trung cấp nghề kỹ thuật chế biến món ăn tại Trường Trung cấp Nghề thương mại du lịch Thanh Hóa, anh được nhà trường phân công đi thực tập tại Trung tâm Điều dưỡng - bồi dưỡng nghiệp vụ đào tạo Học viện Quân y Sầm Sơn và đã được trung tâm tiếp nhận vào làm việc với mức lương 6,5 triệu đồng/tháng...

Thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1965 và chương trình hành động của Hội Bảo trợ NKT và trẻ mồ côi Việt Nam, nhiều lao động nông thôn là NKT sau khi tham gia học nghề đã áp dụng kiến thức vào thực tiễn phát triển kinh tế. Ví như anh Lê Văn Năng, ở xã Hà Sơn (Hà Trung) sau khi được hỗ trợ 1 con bò giống sinh sản, được tập huấn kỹ thuật chăm sóc bò, anh đã vượt khó vươn lên thoát nghèo hay anh Trần Xuân Triệu, ở xã Hoạt Giang (Hà Trung) đã thành công với nghề nuôi ong mật...

Ông Lê Hồng Lương, Chủ tịch Hội Bảo trợ NKT và trẻ mồ côi tỉnh, cho biết: Trong tổng số NKT đã qua học nghề có việc làm với thu nhập ổn định từ 1 triệu đến 7,5 triệu đồng, chiếm 80%. Trên 1.100 hộ có NKT thoát nghèo và hàng trăm NKT đã là chủ các cơ sở, HTX, công ty. Cũng qua các lớp học nghề mà Hội Bảo trợ NKT và trẻ mồ côi xã Xuân Lam (Thọ Xuân) đã thành lập Công ty Sản xuất tranh lưu niệm Lam Sơn. Hội tỉnh và 15 huyện hội thành lập được CLB thanh niên khuyết tật khởi nghiệp và phát triển với số hội viên là 420 người.

Với mong muốn NKT được trợ giúp tốt nhất để tìm việc làm phù hợp, khẳng định quyền hòa nhập và bình đẳng, thời gian tới Tỉnh hội xây dựng đề án, kế hoạch dạy nghề, giải quyết việc làm gắn với chương trình giảm nghèo cho NKT. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cấp hội LHPN, đoàn thanh niên cùng hội bảo trợ NKT và trẻ mồ côi các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn trong việc lựa chọn nghề phù hợp với đối tượng; lựa chọn đơn vị, doanh nghiệp dạy nghề là những đơn vị sản xuất, kinh doanh có uy tín, có thị trường tiêu thụ sản phẩm tốt, ổn định, có cam kết bố trí việc làm, tiêu thụ sản phẩm sau học nghề để tạo việc làm, thu nhập bền vững cho NKT.

Bài và ảnh: Mai Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]