(Baothanhhoa.vn) - Mùa xuân năm 1804, vua Gia Long chỉ dụ dời trấn thành Thanh Hóa từ làng Dương Xá, xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa (nay là phường Thiệu Dương thuộc TP Thanh Hóa) về làng Thọ Hạc và gọi là Hạc Thành. Mùa xuân năm ấy là dấu mốc lịch sử trong hành trình vươn tới tầm cao mới của TP Thanh Hóa hôm nay.

Tầm vóc mới của “Thành phố bên bờ sông Mã”

Mùa xuân năm 1804, vua Gia Long chỉ dụ dời trấn thành Thanh Hóa từ làng Dương Xá, xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa (nay là phường Thiệu Dương thuộc TP Thanh Hóa) về làng Thọ Hạc và gọi là Hạc Thành. Mùa xuân năm ấy là dấu mốc lịch sử trong hành trình vươn tới tầm cao mới của TP Thanh Hóa hôm nay.

Tầm vóc mới của “Thành phố bên bờ sông Mã”

TP Thanh Hóa nhìn từ trên cao.

TP Thanh Hóa - vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và thiên nhiên kỳ vĩ. Không chỉ ôm trong mình một nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ cách ngày nay khoảng 4.000 năm, mà “Thành phố bên bờ sông Mã” còn là nơi hội tụ khí thiêng sông núi, trí tuệ, bản lĩnh, ý chí, khát vọng của người dân xứ Thanh.

Theo dòng chảy lịch sử của 218 năm hình thành và phát triển, đô thị tỉnh lỵ Thanh Hóa đã nhiều lần được đổi tên, mở rộng địa giới hành chính qua các thời kỳ. Lần gần nhất vào tháng 2-2012, thành phố được mở rộng thêm 19 xã, thị trấn thuộc các huyện Hoằng Hóa, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Quảng Xương theo Nghị quyết 05/NQ-CP của Chính phủ. Sau khi mở rộng, thành phố có diện tích tự nhiên 146,77km2 với 34 phường, xã và trở thành một trong những đô thị lớn nhất của khu vực phía Bắc về dân số. Việc mở rộng địa giới hành chính đã tạo động lực cho sự phát triển đi lên của TP Thanh Hóa. Với quan điểm, TP Thanh Hóa phát triển không chỉ cho riêng mình, mà hơn hết còn là động lực tăng trưởng của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 7-11-2008 về “Xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”. Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng, mở ra thời cơ, vận hội để thành phố bứt phá. Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX, lần thứ XX, thành phố đã khai thác, phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân.

Trên cơ sở các quy hoạch, thành phố đã ưu tiên các nguồn lực để đầu tư kiến thiết, phát triển hạ tầng kỹ thuật “đô thị trẻ” với nhiều dự án, công trình trọng điểm được hình thành, tạo điểm nhấn cho dáng vóc của “Thành phố bên bờ sông Mã” hôm nay. Tọa lạc trên đường Trần Phú, Dự án Vincom Thanh Hóa với các công trình hiện đại, bề thế, gồm: Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Thanh Hóa, Khách sạn 5 sao Vinpearl Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống căn hộ cao cấp mang phong cách châu Âu đã và đang là trung tâm thương mại sầm uất nhất của cả tỉnh. Đó còn là các khu đô thị mới nằm bên bờ sông Mã. Từ dòng vốn đầu tư của các tập đoàn lớn các khu đô thị Vinhomes Star City Thanh Hóa, Eurowindow Garden City..., với quần thể công trình nhà ở, khách sạn hiện đại, mang phong cách châu Âu cùng không gian sống xanh đã ra đời, trở thành nơi “đáng sống” của người dân xứ Thanh. Sự đổi thay của TP Thanh Hóa còn hiện hữu từ những tuyến đường được đầu tư mở mới. Trong đó phải kể đến Đại lộ Nguyễn Hoàng, Đại lộ Lê Lợi, Đại lộ Hùng Vương, đường Võ Nguyên Giáp, đường tránh phía Tây... đã tạo nên hệ thống giao thông đô thị đồng bộ, kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm trong và ngoài tỉnh.

Tầm vóc mới của “Thành phố bên bờ sông Mã”

Diện mạo mới của Trung tâm TP Thanh Hóa.

Những công trình hạ tầng, các khu đô thị mới, trung tâm thương mại hiện đại không chỉ làm thay đổi diện mạo đô thị trẻ, mà còn tạo động lực thúc đẩy kinh tế, văn hóa - xã hội của thành phố ngày càng phát triển. Năm 2022, mặc dù những tháng đầu năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, giá cả các loại mặt hàng như xăng, dầu, nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao, song với tinh thần “quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt”, thành phố đã thực hiện hiệu quả nhiệm vụ vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế. Kết thúc năm 2022, thành phố là địa phương có sự phục hồi kinh tế nhanh nhất tỉnh, với tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 18,4%, cao hơn 6,3% so với cùng kỳ. Với 3 khu công nghiệp và 5 cụm công nghiệp đang hoạt động, thu hút khoảng 400 nhà máy, xí nghiệp đang sản xuất, kinh doanh đã giúp cho ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thành phố tiếp đà phục hồi, với tổng giá trị sản xuất đạt hơn 51.242 tỷ đồng, đạt 102,2% kế hoạch, tăng 14,1% so với cùng kỳ. Đi liền với đó, thành phố còn khai thác, phát huy lợi thế là “cầu nối” giao thương giữa các tỉnh, thành phố phía Bắc với khu vực Bắc Trung bộ nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ - thương mại. Năm 2022, giá trị sản xuất ngành dịch vụ - thương mại của thành phố đạt 53.645 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. Những con số “biết nói” ấy đã, đang tạo nền tảng vững chắc để TP Thanh Hóa hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm dịch vụ - thương mại hàng đầu của khu vực Nam đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ.

Hướng đến tương lai với khát vọng vươn lên, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố đang bắt đầu “guồng quay” xây dựng, phát triển “Thành phố bên bờ sông Mã” đến năm 2030 trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước, một động lực quan trọng đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc. Đồng hành cùng với TP Thanh Hóa, ngày 25-10-2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về “Xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đi liền với đó là các cơ chế, chính sách đặc thù, nhằm khơi thông nguồn lực để “Thành phố bên bờ sông Mã” cất cánh, xứng đáng là “trái tim” của cả tỉnh.

Trần Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]