(Baothanhhoa.vn) - Việc xây dựng và ban hành chính sách không chỉ giúp thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng ổn định cuộc sống, mà qua đó còn góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Sự nhân văn của chế độ

Việc xây dựng và ban hành chính sách không chỉ giúp thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng ổn định cuộc sống, mà qua đó còn góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Sự nhân văn của chế độ

Ảnh minh họa.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sĩ là những người đã có công với Tổ quốc, với Nhân dân. Cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”. Người đã ký Sắc lệnh số 20/SL, ngày 16-2-1947 quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ. Đến tháng 6-1947 Bác đề nghị Chính phủ chọn một ngày trong năm làm “Ngày Thương binh toàn quốc” để đồng bào có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh, và ngày 27-7 đã được chọn là Ngày Thương binh toàn quốc, đến năm 1955 đổi thành Ngày Thương binh, liệt sĩ.

Từ rất sớm người đứng đầu Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến những người đã hy sinh tính mạng và một phần máu thịt cho đất nước. Tiếp nối truyền thống ấy, chế độ, chính sách, công tác đền ơn, đáp nghĩa ngày càng được Đảng, Nhà nước hoàn thiện. Năm 2021 chế độ dành cho người có công tiếp tục tăng lên một bậc theo Quyết định số 1142/QĐ-CTN của Chủ tịch nước về việc tặng quà cho đối tượng có công với cách mạng nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ. Theo đó, quà tặng chia thành hai mức 600.000 và 300.000 đồng, với tổng kinh phí hơn 480 tỷ đồng.

Từ ngày 1-7-2021, Pháp lệnh Ưu đãi về người có công có hiệu lực thay thế pháp lệnh năm 2005, quy định mức trợ cấp hàng tháng với Mẹ Việt Nam Anh hùng bằng 3 lần mức chuẩn. Mức chuẩn để xác định trợ cấp, phụ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng. Quy định trước đó, Mẹ Việt Nam Anh hùng được hưởng tiền tuất theo số con là liệt sĩ cộng phụ cấp. Theo pháp lệnh mới, các mẹ hưởng mức trợ cấp hàng tháng bằng 3 lần mức chuẩn là 4.872.000 đồng, cộng phụ cấp, hàng tháng mỗi mẹ sẽ nhận 6.233.000 đồng.

Cùng với sự quan tâm của Nhà nước, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, nhiều doanh nghiệp bằng trách nhiệm, tình cảm của mình đã có sự quan tâm, sẻ chia với các đối tượng chính sách bằng những cách khác nhau. Tỉnh Thanh Hóa trong nhiều năm qua đã ưu tiên nguồn kinh phí để tặng quà, hỗ trợ các đối tượng chính sách, nhất là hỗ trợ về nhà ở, tạo lập sinh kế, từ đó động viên thương, bệnh binh, gia đình chính sách tiếp tục vươn lên trong cuộc sống.

Chúng ta đang cùng nhau lan tỏa đi một thông điệp rất mạnh mẽ, thể hiện tinh thần, trách nhiệm của người sau với người trước, người hái quả đối với người trồng cây, sự nhân văn và biết ơn của chế độ đối với những thương, bệnh binh, gia đình chính sách. Những việc làm không chỉ đơn giản là câu chuyện đến hẹn lại lên vào mỗi tháng 7 nghĩa tình, cũng không thể định lượng bằng giá trị vật chất, mà chính là tình cảm thiêng liêng trong sâu thẳm lòng người.

Lam Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]