(Baothanhhoa.vn) - Xác định công tác đào tạo nghề (ĐTN), giải quyết việc làm (GQVL) cho người lao động (NLĐ) là nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, những năm qua, huyện Quan Hóa chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện triển khai đồng bộ, hiệu quả giải pháp, các chương trình, dự án nhằm tạo việc làm mới cho lao động, từng bước giúp họ tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Quan Hóa đẩy mạnh đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động

Xác định công tác đào tạo nghề (ĐTN), giải quyết việc làm (GQVL) cho người lao động (NLĐ) là nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, những năm qua, huyện Quan Hóa chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện triển khai đồng bộ, hiệu quả giải pháp, các chương trình, dự án nhằm tạo việc làm mới cho lao động, từng bước giúp họ tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Quan Hóa đẩy mạnh đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao độngUBND huyện Quan Hóa phối hợp với trung tâm dịch vụ việc làm tư vấn, tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp giới thiệu việc làm, cho học sinh và người lao động trên địa bàn.

Theo số liệu thống kê của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) huyện Quan Hóa, từ năm 2021 đến nay, toàn huyện đã tạo việc làm mới cho 1.310 lao động, trong đó việc làm trong nước là 1.216 lao động, xuất khẩu lao động 94 lao động; riêng trong 9 tháng đầu năm, giải quyết việc làm mới cho 650 lao động, đạt 92,85% kế hoạch. Bên cạnh đó, thực hiện kế hoạch của tỉnh về công tác ĐTN cho lao động nông thôn, hàng năm, UBND huyện chỉ đạo Phòng LĐTB&XH huyện và các phòng chuyên môn phối hợp với hội nông dân, hội phụ nữ, huyện đoàn và các xã, thị trấn khảo sát, nắm bắt nhu cầu học nghề của NLĐ. Theo đó, từ năm 2016 đến nay, huyện Quan Hóa đã mở 21 lớp ĐTN cho 619 lượt lao động (chủ yếu là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và lao động nông thôn khác). Nhờ đó, tỷ lệ lao động có việc làm qua ĐTN của huyện cuối năm 2021 đạt 50,5%; tỷ lệ lao động qua ĐTN có bằng cấp chứng chỉ đạt 27,5%; tỷ lệ NLĐ có việc làm thường xuyên đạt 90%; lao động được GQVL hàng năm từ 700 người trở lên.

Bên cạnh đó, để kết nối NLĐ và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, hàng năm huyện Quan Hóa phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức phiên giao dịch việc làm tại địa phương nhằm tư vấn, giới thiệu các ngành nghề phù hợp với độ tuổi, trình độ và cơ hội việc làm trong và ngoài nước cho học sinh, sinh viên và NLĐ trên địa bàn huyện. Ví như, vào tháng 5-2022, huyện Quan Hóa đã phối hợp với trung tâm dịch vụ việc làm và 19 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức phiên giao dịch việc làm lưu động tại địa phương. Tại đây, hơn 1.000 học sinh và NLĐ tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã được tư vấn tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp giới thiệu việc làm trong nước và nước ngoài, trong đó 600 lao động được tuyển dụng vào làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh...

Bên cạnh đẩy mạnh công tác ĐTN và GQVL cho NLĐ, trong đợt dịch COVID-19 bùng phát mạnh, huyện Quan Hóa có 2.986 lao động từ tỉnh ngoài trở về địa phương, trong đó có trên 90 lao động có nhu cầu học nghề và 2.893 lao động có nhu cầu tìm việc làm tại địa phương. Trước thực trạng trên, huyện đã tập trung rà soát, nắm bắt nhu cầu việc làm của NLĐ. Chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tuyển dụng lao động vào làm việc, đồng thời phối hợp với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tổ chức các lớp ĐTN ngắn hạn. Khuyến khích số lao động làm nông nghiệp trở về địa phương còn giữ đất tiếp tục canh tác ruộng vườn, tự tạo thu nhập ổn định cuộc sống. Tạo điều kiện để NLĐ tiếp cận nguồn vốn vay, ưu tiên các đối tượng là lao động trở về từ vùng dịch bị mất việc làm được vay vốn ưu đãi... Kết quả, tính đến tháng 2-2022 hầu hết số lao động từ các vùng dịch trở về địa phương đã quay trở lại làm việc tại các nơi cũ và một số lao động đã tìm được việc mới.

Ngoài ra, để giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngoại tệ cho gia đình và địa phương, các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện đã phối hợp chặt chẽ và thực hiện quyết liệt chương trình đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Vì vậy, công tác xuất khẩu lao động đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Từ năm 2016 đến nay, toàn huyện đưa được 443 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Riêng 9 tháng năm 2022, toàn huyện đưa được 84 lao động đi xuất khẩu (lao động đi chủ yếu các thị trường như: Nga, Đài Loan và Nhật Bản). Nhiều địa phương có phong trào xuất khẩu lao động tốt, đưa được nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, như: Nam Tiến; Thiên Phủ, Nam Động, Trung Thành, Thành Sơn, Hiền Chung...

Song song với các chính sách nêu trên, Phòng LĐTB&XH huyện phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thẩm định và cho vay 114 dự án cho NLĐ, cơ sở sản xuất, kinh doanh với số tiền 9.401 triệu đồng, từ Quỹ Quốc gia về việc làm, qua đó góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho NLĐ, góp phần giảm nghèo và tạo cơ hội cho nhóm lao động yếu thế (người khuyết tật, lao động di cư, người nghèo), đặc biệt là lao động nữ, người tàn tật, bộ đội xuất ngũ có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, khôi phục các ngành nghề truyền thống. Từ nguồn vốn vay, nhiều hộ gia đình đã phát triển nhiều mô hình có hiệu quả như: trồng cây ăn quả, chăn nuôi trâu, bò, gia súc, gia cầm, nuôi cá... 8 tháng năm 2022, doanh số cho vay đạt trên 4,4 tỷ đồng. Nhờ đó nhiều lao động đã được GQVL.

Với mục tiêu giải quyết việc làm mới cho trên 700 lao động trong năm 2022, huyện Quan Hóa tiếp tục xây dựng các mô hình ĐTN theo nhu cầu của thị trường lao động, gắn với giải quyết việc làm. Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn huyện (Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030) để đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với ĐTN và xuất khẩu lao động. Tổ chức các lớp ĐTN cho lao động nông thôn, trong đó tập trung vào các ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội để góp phần thực hiện hiệu quả phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và xây dựng nông thôn mới. Tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ, nhất là lao động bị mất việc làm, lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Đồng thời, kết nối, tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ ở các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác tư vấn, tuyên truyền định hướng về xuất khẩu lao động. Tổ chức đào tạo nâng cao chất lượng giáo dục định hướng, ngoại ngữ, bổ túc nghề và kịp thời đưa NLĐ đã đào tạo đủ tiêu chuẩn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]