(Baothanhhoa.vn) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) khiến chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của dân tộc. Từ năm 2015, Thanh Hóa đã xây dựng, triển khai Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS), với sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn các huyện miền núi trong tỉnh, tình trạng TH&HNCHT trong đồng bào DTTS đã giảm đáng kể, nhận thức của người dân có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Nỗ lực giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) khiến chất lượng dân số suy giảm, suy thoái nòi giống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và là một trong những lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của dân tộc. Từ năm 2015, Thanh Hóa đã xây dựng, triển khai Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS), với sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn các huyện miền núi trong tỉnh, tình trạng TH&HNCHT trong đồng bào DTTS đã giảm đáng kể, nhận thức của người dân có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Nỗ lực giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thốngHội thi Rung chuông vàng về vấn đề TH&HNCHT tại Trường Phổ thông DTNT Quan Hóa.

Thực hiện đề án, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức các hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền về giảm thiểu TH&HNCHT cho các đại biểu là cán bộ làm công tác truyền thông xã và thôn bản của 3 huyện vùng cao Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa. Phát hành 7.805 áp phích, 33.450 tờ rơi, 11.150 sổ tay tuyên truyền, lắp đặt 232 pa nô trên địa bàn 223 xã miền núi; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; cung cấp các sản phẩm truyền thông (pa nô, áp phích, sổ tay, tờ gấp) tuyên truyền về hậu quả của TH&HNCHT để nâng cao nhận thức của người dân.

Tại các huyện đã tổ chức 262 hội nghị tuyên truyền với 16.826 người tham gia; tổ chức 113 buổi nói chuyện chuyên đề về TH&HNCHT tại các trường THCS, THPT với 20.002 học sinh tham gia. Một số huyện có cách làm hay, hiệu quả, như: tổ chức thi Rung chuông vàng về vấn đề TH&HNCHT tại Trường THCS và THPT Như Thanh, Trường THPT Như Thanh 2, Trường Phổ thông DTNT Quan Hóa... Hội thi “Thiếu nữ các dân tộc huyện Như Thanh với vấn đề TH&HNCHT”; hội thảo tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức thay đổi hành vi của đồng bào DTTS trong hôn nhân, TH&HNCHT; hội nghị chuyên đề “Can thiệp làm giảm tình trạng TH&HNCHT” tại huyện Như Xuân... Xây dựng 23 mô hình điểm, trong đó có 16 mô hình xã, 7 mô hình trường học tập trung chủ yếu ở các huyện Lang Chánh, Bá Thước, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Ngọc Lặc. Các nội dung triển khai thực hiện ở mô hình chủ yếu là: hoạt động tư vấn sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ giảm thiểu TH&HNCHT...; đồng thời lồng ghép nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT vào các hội nghị, các hoạt động văn hóa của thôn, bản, các chuyên đề của trung tâm học tập cộng đồng.

Đánh giá về hiệu quả tác động của đề án, ông Mai Xuân Bình, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Đề án được thực hiện đã góp phần tích cực trong việc giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT, nâng cao chất lượng dân số trong đồng bào DTTS tỉnh Thanh Hóa. Qua công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện đề án, đa số người dân đã nhận thức được tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của việc TH&HNCHT không chỉ có tác động xấu tới sức khỏe, sinh sản... mà còn là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Tạo được sự đồng thuận trong xã hội để ngăn ngừa tình trạng TH&HNCHT, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS.

Đối với việc thực hiện xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, đã nâng cao nhận thức cho người dân nhằm ngăn ngừa, tiến tới chấm dứt tình trạng TH&HNCHT trong đồng bào DTTS, tiến tới xóa bỏ dần các hủ tục trong hôn nhân và gia đình, góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan văn hóa trên địa bàn các huyện. Việc giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT đã giúp cho các cặp vợ chồng kết hôn đúng độ tuổi, có đủ sức khỏe, khả năng lao động để nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bớt gánh nặng an sinh xã hội cho địa phương. Thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục triển khai hiệu quả các nội dung của Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2025” theo Quyết định số 498/QĐ-TTg trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi của tỉnh, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

Bài và ảnh: Hà Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]