(Baothanhhoa.vn) - Được Hội LHPN tỉnh hỗ trợ 200 triệu đồng, HTX dịch vụ chăn nuôi tổng hợp xã Vĩnh Tân (Vĩnh Lộc) đã thực hiện mô hình nuôi ốc nhồi, trang trại chăn nuôi gia cầm và trồng một số loại rau, củ, quả đồng thời được chuyển giao khoa học kỹ thuật làm chế phẩm sinh học từ những sản phẩm dư thừa (vỏ dứa, tỏi, ớt... ủ lên men) trộn vào thức ăn chăn nuôi nhằm tăng chất dinh dưỡng, sức đề kháng cho con nuôi, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều mô hình phụ nữ thực hiện an toàn thực phẩm gắn với vệ sinh môi trường phát huy hiệu quả

Được Hội LHPN tỉnh hỗ trợ 200 triệu đồng, HTX dịch vụ chăn nuôi tổng hợp xã Vĩnh Tân (Vĩnh Lộc) đã thực hiện mô hình nuôi ốc nhồi, trang trại chăn nuôi gia cầm và trồng một số loại rau, củ, quả đồng thời được chuyển giao khoa học kỹ thuật làm chế phẩm sinh học từ những sản phẩm dư thừa (vỏ dứa, tỏi, ớt... ủ lên men) trộn vào thức ăn chăn nuôi nhằm tăng chất dinh dưỡng, sức đề kháng cho con nuôi, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ...

Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh thăm mô hình HTX sản xuất nấm do phụ nữ làm chủ ở xã Đông Hòa (Đông Sơn).

HTX đã sản xuất khá hiệu quả và còn làm tốt dịch vụ cung ứng phân bón, thuốc, thức ăn. Đặc biệt, quá trình trồng và chăm sóc các loại cây, con theo mô hình của từng thành viên, các hộ đều nghiêm túc thực hiện đúng quy trình, không dùng thuốc kích thích tăng trưởng... Hiện nay, sản phẩm trứng gà, các loại rau quả của thành viên HTX đã được giới thiệu tại gian hàng phụ nữ tỉnh. Các sản phẩm khác, HTX cung cấp cho các nhà hàng và hợp đồng với thương lái thu mua ổn định.

Phố Tây Ga, phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa có 252 hộ sinh sống. Phố có 1 khách sạn, 8 nhà hàng ăn uống, 5 quán cơm bình dân, 5 quán giải khát, hơn 65 hộ buôn bán thực phẩm nhỏ lẻ tại các chợ. Hầu hết các loại hình dịch vụ trên đều có hội viên, phụ nữ trực tiếp tham gia. Nhận thức được vấn đề an toàn thực phẩm rất quan trọng, Hội LHPN phường Phú Sơn đã thành lập mô hình “Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm” thu hút 80 hội viên tham gia. Các hộ cam kết thực hiện tốt 3 không: Không sản xuất thực phẩm không an toàn; không giết mổ gia súc, gia cầm không an toàn và không sử dụng phụ gia thực phẩm không có trong danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Được tuyên truyền nâng cao nhận thức, các thành viên trong chi hội cũng như các hộ kinh doanh ẩm thực trên địa bàn phố chấp hành nghiêm túc từ việc lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc, cho đến sơ chế, bảo quản và nấu phục vụ khách hàng. Không gian kinh doanh sạch sẽ, thoáng mát. Sau hơn 1 năm thành lập, chi hội phố chưa có trường hợp vi phạm bị xử lý; 31 nhà hàng, quán ăn, hộ kinh doanh được cấp giấy chứng nhận bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, không có tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra trong phố.

Đó là 2 trong số rất nhiều mô hình hoạt động của hội phụ nữ các cấp trên địa bàn tỉnh đang hướng đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm gắn với vệ sinh môi trường theo tinh thần chỉ đạo của các Nghị quyết 04, 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường và chủ đề năm 2018 do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động “Phụ nữ thực hiện an toàn thực phẩm”. Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, hội viên phụ nữ cơ sở, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình, chuỗi liên kết sản xuất tiêu dùng thực phẩm an toàn gắn với bảo vệ môi trường, thu hút đông đảo hội viên phụ nữ tham gia. Đối với công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo xây dựng 284 mô hình “Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm; phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, giám sát 512 cuộc về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đối với công tác vệ sinh môi trường, Hội LHPN tỉnh đã thành lập 14 mô hình kinh tế tập thể dịch vụ môi trường, tạo việc làm ổn định cho hội viên từ 1,5 đến 4,5 triệu đồng/người/tháng. Nhiều mô hình sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm gắn với vệ sinh môi trường đã góp phần nâng cao nhận thức, tạo thói quen cho người dân chăm lo từ nếp ăn ở hợp vệ sinh, sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội, hình thành hành vi ứng xử thân thiện với môi trường. Tiêu biểu như: Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm; HTX, tổ hợp tác trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp sạch; HTX dịch vụ sản xuất rau an toàn; HTX ong mật Hưởng Hoa; phụ nữ tiểu thương nói không với kinh doanh thực phẩm bẩn, không sử dụng các chất phụ gia, chất cấm trong chế biến thức ăn bảo đảm an toàn thực phẩm...


Bài và ảnh: Minh Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]