(Baothanhhoa.vn) - Cùng với việc quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, trong những năm qua, Trường THPT Lang Chánh không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường THPT Lang Chánh

Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường THPT Lang Chánh

Thầy, trò Trường THPT Lang Chánh trong giờ học.

Cùng với việc quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, trong những năm qua, Trường THPT Lang Chánh không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

Thầy giáo Nguyễn Đình Bảy, Hiệu trưởng Trường THPT Lang Chánh, cho biết: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và đạt hiệu quả cao, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã quán triệt tinh thần chỉ đạo và hướng dẫn của ngành về xây dựng kế hoạch, thực hiện quy chế chuyên môn, xây dựng khối đoàn kết trong đội ngũ cán bộ, giáo viên; đồng thời, tích cực phối hợp với các tổ chức đoàn thể và phụ huynh học sinh (HS) trong quản lý, giáo dục đạo đức lối sống cho HS. Cùng với đó, nhà trường đã tổ chức và phát động sâu rộng phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong giáo viên và HS; việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phát huy vai trò quản lý, tính chủ động của các tổ chuyên môn trong hoạt động dạy và học.

Những năm qua, do chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp nên ban giám hiệu đã tập trung chỉ đạo giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm nắm vững từng đối tượng HS, có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém về học lực và chậm tiến về rèn luyện; chú trọng giáo dục nâng cao nhận thức, hứng thú, động cơ, thái độ học tập của HS; đẩy mạnh công tác tư vấn, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề; tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Ngoài ra, nhà trường đã tập trung xây dựng và triển khai một số mô hình, phong trào hoạt động phù hợp với thực tiễn. Điển hình như mô hình “Quản lý sinh hoạt và học tập đối với HS ký túc xá”. Với mô hình này, vào các buổi tối, có từ 3 - 4 giáo viên tự nguyện vào ký túc xá để giúp đỡ phụ đạo, hướng dẫn cũng như động viên các em HS học tập. Hay như mô hình “Mỗi tổ chuyên môn nhận giúp đỡ HS phải ở trọ của một xã vùng đặc biệt khó khăn”. Theo đó, 4 tổ chuyên môn, mỗi tổ nhận giúp đỡ HS của 1 trong 4 xã vùng cao, vùng sâu là Yên Khương, Yên Thắng, Giao Thiện và Lâm Phú. Đây là các xã cách trường từ 30 đến 60 km, HS nếu không ở trong ký túc xá thì phải trọ học ở ngoài. Vì vậy, hằng tuần các tổ chuyên môn cử giáo viên đến từng nhà trọ để kiểm tra, nhắc nhở, động viên; trang bị cho các em một số kỹ năng sống khi trọ học xa nhà như, ăn mặc, phòng tránh đau ốm, bạo lực, trộm cắp, các tệ nạn xã hội, giờ giấc sinh hoạt... Mô hình này đã được nhiều trường học ở khu vực miền núi học tập, áp dụng.

Cùng với 2 mô hình trên, Trường THPT Lang Chánh còn phát động phong trào “Tuyên truyền, vận động phụ huynh cho HS ra lớp đầu cấp”, “Mỗi cán bộ, giáo viên nhận đỡ đầu một HS có nguy cơ bỏ học vì học yếu hay vì hoàn cảnh gia đình khó khăn”. Từ phong trào này, tỷ lệ tuyển sinh đầu cấp những năm trước không đủ kế hoạch giao, từ năm 2015 đến nay luôn đạt 100% kế hoạch giao. Tỷ lệ HS bỏ học giảm rõ rệt, từ 3 - 4% những năm trước đây, 3 năm học gần đây, giảm xuống dưới 1%. Đặc biệt, xuất phát từ chất lượng đầu vào quá thấp, nhà trường đã phát động phong trào “Tự nguyện phụ đạo, giúp đỡ HS yếu kém”. Theo đó, hằng năm giáo viên nhà trường thực hiện khoảng 600 buổi học phụ đạo miễn phí cho HS. Nhờ thực hiện tốt phong trào này chất lượng học tập, thi cử của HS được nâng lên rõ rệt, với tỷ lệ HS xếp loại học lực giỏi năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể năm học 2019-2020 toàn trường có 5,8% HS xếp học lực giỏi, tăng 3,7% so với năm học 2015-2016; tỷ lệ HS xếp loại học lực yếu năm học 2015-2016 là 8,02% đến năm học 2019-2020 giảm xuống 1,1%. Nhiều năm gần đây, nhà trường có trên 90% HS đỗ tốt nghiệp THPT. Năm 2019, điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT là 5,08 điểm; năm 2020, tăng lên 5,66 điểm. Đặc biệt trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2020, môn Sinh học có điểm trung bình xếp thứ 4 trong toàn tỉnh và có 1 HS người dân tộc thiểu số đạt 27 điểm ở 3 môn xét tuyển đại học...

Sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của thầy và trò Trường THPT Lang Chánh đã được các cấp, các ngành ghi nhận, đánh giá cao. Nhiều năm liền nhà trường được công nhận là tập thể lao động xuất sắc; 4 năm gần đây liên tục được nhận Cờ thi đua của UBND tỉnh. Năm 2020, chi bộ nhà trường được Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng Bằng khen tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền... Đây vừa là động lực và cũng là nền tảng vững chắc để thầy, trò nhà trường tiếp tục phấn đấu nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học trong giai đoạn tiếp theo.

P.S


P.S

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]