(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những năm qua các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể trên địa bàn Thanh Hóa đã đặc biệt quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ người khuyết tật (NKT) cả về vật chất lẫn tinh thần để họ tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội ổn định.

Nhân ngày Người khuyết tật thế giới (3-12): Thắp lên niềm tin và hy vọng cho những người yếu thế

Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những năm qua các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể trên địa bàn Thanh Hóa đã đặc biệt quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ người khuyết tật (NKT) cả về vật chất lẫn tinh thần để họ tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội ổn định.

Nhân ngày Người khuyết tật thế giới (3-12): Thắp lên niềm tin và hy vọng cho những người yếu thế

Theo số liệu thống kê, hiện toàn tỉnh có trên 240 nghìn NKT và hơn 21 nghìn trẻ mồ côi (TMC), với phương châm xã hội hóa công tác chăm sóc và trợ giúp NKT, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT&TMC) các cấp trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân tham gia công tác từ thiện, nhân đạo. Qua đó, đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước quyên góp tiền, hàng hóa, ngày công lao động, tổ chức các lớp dạy nghề... để hỗ trợ NKT xây dựng nhà ở, tạo việc làm, cải thiện đời sống. Cụ thể, từ năm 2017 đến nay, các cấp hội đã khám sàng lọc và phẫu thuật phục hồi chức năng cho 499 lượt NKT, khám sàng lọc và phẫu thuật thay thủy tinh thể cho gần 10 nghìn người. Đặc biệt, chương trình “Ánh mắt trẻ thơ” đã tổ chức khám bệnh về mắt cho gần 6 nghìn học sinh và cấp kính thuốc miễn phí cho hơn 600 học sinh tại các huyện: Đông Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Triệu Sơn và TP Thanh Hóa. Cũng trong 5 năm qua, Thường trực Hội Bảo trợ NKT&TMC tỉnh cùng với các cấp hội đã tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương Hội Bảo trợ NKT&TMC Việt Nam, tổ chức Sứ mạng xe lăn thế giới, tổ chức Trả lại tuổi thơ và các tổ chức nhân đạo khác cấp 7.141 chiếc xe lăn cho NKT vận động, tạo điều kiện cho họ có phương tiện đi lại để giao lưu, học tập, hòa nhập cộng đồng...

Ngoài các hoạt động nêu trên, với mục tiêu xác định chương trình dạy nghề cho NKT phải đảm bảo được ba mục tiêu đó là “có nghề, có việc làm, có thu nhập”, nhiều hoạt động hỗ trợ vốn, dạy nghề, tạo việc làm cho NKT đang được các địa phương, đơn vị, tổ chức hội triển khai thực hiện. Theo đó, các ngành, địa phương đã triển khai, lồng ghép các chương trình hỗ trợ, tạo việc làm cho NKT như: Dự án hỗ trợ sinh kế cho NKT của Hội Bảo trợ NKT&TMC; các lớp đào tạo khởi nghiệp của hội doanh nhân trẻ Thanh Hóa; hoạt động đào tạo nghề của các cấp hội người mù; thành lập các mô hình câu lạc bộ thanh niên khuyết tật khởi nghiệp. Chỉ riêng Dự án hỗ trợ sinh kế cho NKT, trong 5 năm qua đã tổ chức dạy nghề cho 1.924 NKT, tư vấn và bố trí việc làm cho 3.700 NKT, hỗ trợ 380 con bò giống sinh sản... Cùng với những chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, thời gian qua với tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ khó khăn trong cộng đồng không ngừng được phát huy. Đặc biệt là các hoạt động từ thiện hướng về người yếu thế ngày càng được quan tâm. Nhờ vậy, rất nhiều người yếu thế đã có được những ngôi nhà kiên cố để ở, có thêm điều kiện để chữa bệnh và chiến thắng bệnh tật. Nhiều trẻ em được “tiếp sức đến trường”, hướng tới tương lai... trong vòng tay ấm của cộng đồng.

Nhân ngày Người khuyết tật thế giới (3-12): Thắp lên niềm tin và hy vọng cho những người yếu thế

Hội Bảo trợ NKT&TMC tỉnh phối hợp với Công ty CP Thiết bị vật tư Y tế Thanh Hóa khám bệnh và cấp kính miễn phí cho các em học sinh trường tiểu học và THCS trên địa bàn huyện Hậu Lộc.

Bảo vệ, chăm sóc và tạo điều kiện cho NKT, TMC hòa nhập cộng đồng vươn lên trong cuộc sống là hoạt động có ý nghĩa chính trị - xã hội và nhân văn sâu sắc, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều NKT, TMC có điều kiện sống hết sức khó khăn cần sự chung tay, giúp sức hơn nữa của cộng đồng, xã hội. Trên thực tế, việc dạy văn hóa, đào tạo nghề và tạo việc làm chưa thực sự hiệu quả, tỷ lệ NKT thất nghiệp vẫn còn cao. Nhiều người còn khả năng lao động, mong muốn tìm được việc làm phù hợp để không trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội nhưng cũng không dễ; công tác vận động nguồn lực trợ giúp cho NKT, TMC ở một số huyện hội còn hạn chế... Đây là những “rào cản” làm hạn chế khả năng cũng như sự hòa nhập cộng đồng của NKT.

Để giúp NKT vượt qua mặc cảm, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng, các cấp, ngành, địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền; hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp cận thông tin đối với NKT; đào tạo, hướng dẫn họ tiếp cận các dịch vụ truyền thông và công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, cần phát hiện và can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ giúp cho NKT; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; trợ giúp xã hội và pháp lý để tiếp cận các vấn đề về giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, sử dụng các công trình xây dựng và tham gia giao thông công cộng, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giải trí.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]