(Baothanhhoa.vn) - Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay. Trong cuộc chiến chống “giặc COVID-19”, truyền thống ấy lại được nhân lên, tạo sự lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng, để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhân lên tinh thần tương thân tương ái trong xã hội

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay. Trong cuộc chiến chống “giặc COVID-19”, truyền thống ấy lại được nhân lên, tạo sự lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng, để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Nhân lên tinh thần tương thân tương ái trong xã hội

Các nhu yếu phẩm được gửi đến tuyến đầu chống dịch và khu cách ly tập trung ở huyện Như Xuân.

Với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, ngay từ đầu năm, MTTQ huyện Như Xuân đã xây dựng kế hoạch vận động ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy truyền thống “tương thân tương ái” quan tâm giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo cùng vươn lên; kêu gọi, kết nối các công ty, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm giúp đỡ hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn; mỗi xã, thị trấn vận động các nguồn lực làm được từ 2 nhà Đại đoàn kết/năm trở lên. Từ các nguồn lực vận động, trong năm 2021, huyện Như Xuân đã xây dựng được 79 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, với tổng số tiền gần 5 tỷ đồng, giúp họ có chốn an cư, có thêm điều kiện và động lực để vươn lên thoát nghèo.

Đặc biệt, những ngày qua, dịch COVID-19 bùng phát trên địa bàn, huyện Như Xuân tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, triển khai các giải pháp phòng, chống dịch trên tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền để người dân thực hiện nghiêm quy định 5K, các quy định mới của Trung ương, của tỉnh, huyện về tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; các giải pháp giãn cách, cách ly, khoanh vùng dập dịch, truy vết, xét nghiệm, điều trị, tiêm vắc-xin phòng dịch; công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, hậu cần được các địa phương thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hạn chế dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Ông Lê Thanh Chương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Như Xuân, cho biết: Trong lúc dịch bệnh đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn và sức khỏe của Nhân dân, hơn bao giờ hết tinh thần “tương thân tương ái”, “thương người như thể thương thân” lại được thắp sáng, lan tỏa và phát huy mạnh mẽ. Nhiều tập thể, cá nhân đã tổ chức nấu cơm miễn phí phân phát cho những người đang phải điều trị COVID-19, những người trong khu cách ly tập trung; hỗ trợ gạo, rau, củ, quả cùng các nhu yếu phẩm khác đến lực lượng tuyến đầu chống dịch và các hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, yếu thế, mất việc làm... do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Tại huyện Bá Thước, trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 hoành hành và diễn biến phức tạp ở các tỉnh, thành phố phía Nam, hưởng ứng tuần lễ “Hướng về thành phố mang tên Bác” do tỉnh Thanh Hóa phát động, huyện Bá Thước đã vận động các tập thể, cá nhân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 với tổng số tiền mặt trên 700 triệu đồng; 1.100 hộp khẩu trang y tế và 1.200 mẫu test nhanh COVID-19. Ngoài ra, MTTQ các cấp đã phát động, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân tích cực ủng hộ nhu yếu phẩm ủng hộ Nhân dân TP Hồ Chí Minh phòng, chống dịch. Chỉ trong 2 ngày 19 và 20-7-2021, toàn huyện đã vận động được trên 37,878 tấn gạo, củ, quả, miến, lạc... và 2.749 thùng mỳ tôm. MTTQ huyện đã trích 200 triệu đồng ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa. Khi trên địa bàn huyện xuất hiện các trường hợp F0, F1, huyện đã trích 472 triệu đồng hỗ trợ các xã trong công tác phòng, chống dịch và tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ, lực lượng dân quân đang làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch. Trao tặng 1.200 mẫu test nhanh COVID-19, 1.400 bộ quần áo bảo hộ, 350 hộp khẩu trang y tế cho Trung tâm Y tế huyện, 2 khu cách ly, khu điều trị F0 của huyện và trạm y tế của 21 xã; hỗ trợ 2 đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong thời gian thực hiện cách ly, tập trung với số tiền 3 triệu đồng/đối tượng. Cấp phát hỗ trợ 2.749 thùng mỳ tôm cho các khu cách ly; hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ gia đình chính sách, hộ gia đình neo đơn, hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19...

Không chỉ các huyện Như Xuân, Bá Thước mà tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương và Nhân dân trong tỉnh đã có nhiều hành động, nghĩa cử thiết thực, thấm đẫm tình nhân ái, nhân văn trong cuộc chiến chống COVID-19. Từ số tiền quyên góp, ủng hộ vào quỹ phòng, chống COVID-19 được trên 169 tỷ 160 triệu đồng (tính từ ngày 1-1 đến 17-12-2021), MTTQ tỉnh đã thực hiện phân bổ, hỗ trợ TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội và các tỉnh Bình Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Nghệ An, Hải Dương; thăm động viên các chốt và khu cách ly phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh; các y, bác sĩ làm nhiệm vụ phòng, chống dịch tại TP Hồ Chí Minh và công dân Thanh Hóa đang sinh sống, cư trú tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19; chuyển ban chỉ đạo tỉnh phục vụ công tác phòng, chống dịch với tổng số tiền 93 tỷ 685 triệu đồng. Về trang thiết bị y tế, đã vận động tổng giá trị hàng hóa, trang thiết bị, vật tư y tế ước tính trên 750 tỷ đồng. Ngoài ra, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tiếp nhận hơn 2.300 tấn nhu yếu phẩm các loại như: gạo, lạc, đậu, miến, cá khô, moi khô, các nhu yếu phẩm khác (dầu ăn, nước mắm...), củ, quả các loại (bí xanh, bí đỏ, đu đủ xanh...) và kịp thời hỗ trợ Nhân dân các tỉnh, thành phố phòng, chống đại dịch COVID-19.

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]