(Baothanhhoa.vn) - Với nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn TP Thanh Hóa, tháng áp Tết Nguyên đán là thời điểm bận rộn nhất của những hộ làm nghề. Hàng đến, hàng đi, người xe tấp nập... cảm giác như tết đã đến ngay ngưỡng cửa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Làng nghề vào tết

Làng nghề vào tết

Các sản phẩm hoa ông Công, ông Táo của làng nghề Mật Sơn.

Với nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn TP Thanh Hóa, tháng áp Tết Nguyên đán là thời điểm bận rộn nhất của những hộ làm nghề. Hàng đến, hàng đi, người xe tấp nập... cảm giác như tết đã đến ngay ngưỡng cửa.

Tết nay, cũng như nhiều hộ gia đình làm nghề hoa giấy trên đất Mật Sơn, gia đình bà Châu Thanh cũng bận bịu hơn. Cơ sở sản xuất hàng mã của gia đình bà thuộc phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa) từ hàng chục năm nay, đã trở thành địa chỉ quen thuộc với nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh. “Đến hẹn lại lên”, gần đến ngày 23 tháng Chạp, cơ sở lại tất bật sản xuất các loại hoa ông Công, hoa gia tiên để phục vụ Tết cổ truyền.

Có khác chăng là năm nay, cơ sở đã cho ra đời nhiều mẫu mã mới, với họa tiết, hoa văn đẹp hơn, kỹ thuật cao hơn. Bà Châu Thanh, chủ cơ sở sản xuất hàng mã Minh Thanh, cho biết: Cứ mỗi dịp tết đến, làng nghề đông vui lắm, nhộn nhịp lắm, cơ sở nào cũng đông khách. Mỗi năm, cơ sở của chúng tôi lại tạo thêm nhiều mẫu mã mới, vừa kết hợp truyền thống lại vừa có nét hiện đại. Với chúng tôi, hàng mã không chỉ là 1 loại hàng hóa mà còn là nơi gửi gắm cái tâm của người làm nghề... Dù đã có những sự thay đổi về mẫu mã nhưng theo bà Thanh, giá sản phẩm vẫn không tăng do giá nguyên liệu đầu vào thấp. Với hoa gia tiên, từ đầu tháng Chạp, cơ sở đã xuất được hơn 1.000 sản phẩm. Trong đó, có người mua hàng trăm sản phẩm để về bán tại các chợ huyện...

Làng nghề hoa giấy Mật Sơn, phường Đông Vệ có 120 hộ làm nghề và sống được với nghề. Hằng năm, vào các ngày Rằm tháng 7, Tết ông Công, ông Táo, người làm nghề lại cho ra đời những sản phẩm hút khách, được đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã, chủng loại.

Làng nghề vào tết

Cơ sở sản xuất hương của hộ ông Cao Xuân Thủy ở phố Bà Triệu đang vào cao điểm sản xuất để bảo đảm nguồn hàng phục vụ tết.

Những ngày này, trở về khu phố Bà Triệu hay ngõ Hàng Hương ở phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa) như đã thấy tết cận kề. Mùi hương đặc trưng quyện trong tiết trời se lạnh, lắc rắc mưa phùn, dễ khiến nhiều người tưởng như đang sống trong những ngày của tết.

Hương Quán Giò, từ lâu đã được nhiều người biết đến với mùi thơm vừa thanh vừa dịu. Hơn 30 hộ làm nghề và gắn bó với nghề cho đến hôm nay đều đã đi qua những thăng trầm của nghề, có vui, có buồn. Để rồi, dù nghề không mang lại sự khá giả nhưng chưa một ai từ bỏ nghề. Bởi trong họ luôn có sự nhiệt huyết, đam mê và tình yêu với nghề truyền thống.

Hương Quán Giò vào tết nhộn nhịp hơn ngày thường. Số khách hàng tìm đến mua hương nhiều hơn, vì thế người làm nghề cũng tất bật, vất vả hơn. Hầu như hộ sản xuất nào cũng phải thuê thêm nhân công. Để phục vụ ngày tết, năm nay gia đình ông Cao Xuân Thủy, chủ cơ sở sản xuất hương Thủy Ngọc ở phố Bà Triệu cũng phải huy động thêm nhân lực mới đáp ứng được nhu cầu của khách. Cơ sở của ông sản xuất các loại hương truyền thống như hương xào, hương 42cm... Ông Ngọc cho biết: Khách hàng của gia đình tôi dùng phần lớn hương 42cm và chủ yếu lấy hương lộc. Thời điểm này, cơ sở sản xuất khoảng hơn 4 vạn thẻ hương/ngày...

Về làng nghề vào dịp gần tết mới thấy được không khí rộn ràng, khẩn trương. Có vất vả hơn, bận bịu hơn nhưng theo đó niềm vui của người làm nghề cũng tăng lên gấp bội. Sản phẩm làng nghề ngày tết có mặt ở hầu khắp các miền quê, trong mỗi gia đình... Trong mỗi sản phẩm làng nghề là giá trị văn hóa, là cái tâm của người làm nghề gửi gắm ở đó. Vậy nên, nhiều sản phẩm làng nghề cũng được ví như một phần “hồn” của Tết cổ truyền dân tộc...

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]